Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Mỗi công ty bị Cục An toàn thực phẩm phạt 30 triệu đồng, đồng thời buộc huỷ phiếu kết quả kiểm nghiệm giả. Ngày 19/9 Cục ra quyết định thu hồi 2 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với 2 sản phẩm trên.

Cục đề nghị Sở Y tế các tỉnh thành chỉ đạo thu hồi các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên kể từ ngày được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (tháng 7/2016). Tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý. 

Phương Trang

Cô bé Mary Massey mắc bệnh xơ nang và viêm phổi mãn tính bẩm sinh. 5 tuổi, bệnh tình chuyển biến ngày càng xấu khó thể kéo dài mạng sống cho bé được nữa. Các bác sĩ và gia đình đã thực hiện ước mơ cuối cùng của bé là trở thành cô dâu.

co-dau-5-tuoi-qua-doi-sau-6-gio-lam-dam-cuoi-tai-giuong-benh

Đám cưới của Marry được tổ chức ngay tại giường bệnh.

Mary Massey luôn có ước mơ là sẽ trở thành một cô dâu xinh đẹp trong ngày cưới. Khi mọi nỗ lực cứu sống em hoàn toàn thất bại thì điều duy nhất mọi người có thể làm là hiện thực hóa ước mơ của Mary.

Đám cưới có đầy đủ nhẫn cưới, bánh cưới và tất nhiên không thể thiếu chú rể. Chú rể được chọn là Damiem, một người bạn thân thiết của Mary. Damiem rất hào hứng và sẵn sàng đón nhận trọng trách lớn lao này. Massey mặc một chiếc váy lộng lẫy và đội vương miện hồng đáng yêu, còn Damien lịch lãm trong bộ đồ vest của chú rể. 

co-dau-5-tuoi-qua-doi-sau-6-gio-lam-dam-cuoi-tai-giuong-benh-1

Nhẫn cưới của Marry và Damiem.

Đám cưới được tổ chức ngay bên giường bệnh vì Mary quá yếu để có thể di chuyển và cũng không thể rời xa các thiết bị hỗ trợ sự sống. Đám cưới được tổ chức tại Bệnh viện Cook Children's thuộc bang Texas, Mỹ. Đáng buồn thay, 6 giờ ngắn ngủi sau đám cưới, Mary qua đời. Cô bé ra đi trong vòng tay của gia đình và "chú rể" Damiem.

Bà Kayla Parker, mẹ của Mary nói với WFAA rằng: "Mặc dù con gái đã đi xa, những hình ảnh đẹp đẽ cuối cùng về Mary sẽ được ấp ủ mãi mãi".

Thu Hiền

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Thứ ba, 20/9/2016 | 11:01 GMT+7

Thứ ba, 20/9/2016 | 11:01 GMT+7

33% trẻ dưới 5 tuổi ở Tây Nguyên thấp còi và 22% thiếu cân, trong khi trẻ em Đông Nam Bộ phát triển thể chất cao nhất Việt Nam.

Trẻ em vùng nào cao nhất Việt Nam

Đồ họa: Tiến Thành

Khoảng 20% người nhiễm virus Zika có biểu hiện lâm sàng, hầu hết đều nhẹ và tự qua khỏi. Bệnh nguy hiểm với thai phụ, nếu nhiễm virus trong ba tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến dị tật đầu nhỏ ở thai nhi, tỷ lệ khoảng 10%. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch nếu không thật sự cần thiết. Trong trường hợp phải đi đến các vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ thông tin về dịch bệnh và điều kiện chăm  sóc y tế, phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền.

Phụ nữ có thai tại vùng dịch và đi về từ vùng dịch nếu có các triệu chứng như sốt, phát ban hoặc dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, xét nghiệm phát hiện virus Zika...

Người đã nhiễm, có tiếp xúc hay phơi nhiễm virus Zika cần chú ý:

- Người đang lưu trú tại vùng đang lưu hành dịch virus Zika nên thông báo với nhân viên y tế về dự định có thai. Tránh để bị muỗi đốt và cần được tư vấn về những nguy cơ nếu nhiễm virus trong thai kỳ cũng như những biện pháp phòng tránh. Lý tưởng nhất là nên trì hoãn việc có thai cho đến khi nguy cơ nhiễm bệnh thấp nhất.

- Nếu nhiễm virus Zika cần trì hoãn có thai trong 6 tháng kể từ lúc phát bệnh. Ngừa thai bằng bao cao su hoặc tránh quan hệ tình dục trong 6 tháng, kể cả oral sex hoặc dùng chung sex toys.

- Những người phơi nhiễm virus Zika nhưng không có biểu hiện lâm sàng nên xét nghiệm trong vòng 2 tuần kể từ lúc nghi ngờ và xét nghiệm lại 8 tuần sau đó. Nếu kết quả âm tính thì có thể có thai.

Ảnh minh họa: medscape

Ảnh minh họa: medscape

- Hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy nguy cơ dị tật bẩm sinh ở những bà mẹ từng nhiễm virus Zika trước khi có thai và đã được điều trị ổn.

- Tư vấn trước khi có thai đối với nhiễm virus Zika rất khó vì hiện nay chưa có nhiều dữ liệu. Nếu chồng hoặc bạn tình của thai phụ bị nhiễm virus hay xét nghiệm virus Zika dương tính, cần sử dụng bao cao su khi giao hợp, hoặc kiêng quan hệ tình dục, kể cả oral sex và dùng chung sex toys.

- Trường hợp điều trị vô sinh, nam giới không nhiễm virus Zika trước đó nhưng dự định đến vùng lưu hành dịch cân nhắc trữ tinh trùng trước khi đi.

Hạn chế của xét nghiệm tầm soát Zika

- Xét nghiệm tầm soát Zika rất phức tạp, không luôn sẵn có, bảo hiểm chưa chi trả toàn cầu. Xét nghiệm nên thực hiện cho những cặp vợ chồng chuẩn bị có thai và có khả năng nhiễm Zika dù không có biểu hiện lâm sàng.

- Virus Zika có trong tinh dịch, dịch tiết cổ tử cung, dịch âm đạo và có thể lây truyền qua quan hệ tình dục nhưng không khuyến cáo xét nghiệm tìm virus bằng các dịch này, vì xét nghiệm huyết thanh hay nước tiểu có giá trị hơn.

Các trường hợp điều trị vô sinh bằng trứng, tinh trùng tự thân hay hiến tặng

- Theo hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), không hiến tặng trứng, tinh trùng trong vòng 6 tháng có chẩn đoán nhiễm virus Zika, cư trú hay đến vùng lưu hành virus Zika, có giao hợp với người từng nhiễm virus Zika hoặc đến vùng lưu hành virus Zika.

- Người cho trứng, tinh trùng trực tiếp cần được khám và đánh giá giống như người sử dụng trứng, tinh trùng tự thân.

- Người mang thai hộ nên tuân thủ khuyến cáo thời gian có thể mang thai giống những người chuẩn bị mang thai.

- Khi sử dụng phôi được hiến tặng, người sử dụng cần lưu ý khả năng phôi nhiễm virus Zika, đặc biệt những phôi được trữ trong khoảng thời gian quy trình tầm soát chưa đầy đủ.

Bác sĩ Lê Tiểu My
Bệnh viện Mỹ Đức (TP HCM)

Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM ghi nhận tuần qua có 536 người nhập viện do sốt xuất huyết, ở mức báo động. Trước đó 4 tuần con số này trên địa bàn chỉ là 330 ca. Số nhập viện tăng 32% so với năm ngoái. Dự báo bệnh tiếp tục gia tăng.

dich-benh-do-muoi-truyen-tang-nhanh-tai-tp-hcm

Ca Zika mới nhất được ghi nhận nhiễm virus tại TP HCM là một người Đức khiến ngành y tế thành phố đang tăng mức độ giám sát và phòng chống bệnh. Đây là bệnh nhân thứ hai được xác định nhiễm virus Zika trong thời gian cư trú tại TP HCM và phát bệnh khi đi du lịch Nhật Bản. 

Trong 4 tháng cuối năm, ngành y tế thành phố giám sát ca bệnh theo hệ thống thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm và giám sát virus tại 30 bệnh viện trên địa bàn. Song song đó là hoạt động truyền thông, phun hóa chất diệt muỗi, diệt loăng quăng, kiểm soát các điểm nguy cơ phát sinh muỗi, đặc biệt là phòng tránh muỗi đốt cho thai phụ.

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nếu có biểu hiện sốt hoặc phát ban và đau khớp, đau mắt đỏ nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và hướng dẫn theo dõi, sớm phát hiện nhiễm virus Zika và các dị tật của thai nhi. Người về từ vùng dịch chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, không để bị muỗi chích trong vòng 14 ngày từ ngày trở về, thực hiện tình dục an toàn ít nhất 28 ngày và nên liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn chi tiết.

Lê Phương

Theo giáo sư Đào Văn Long, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ung thư đường tiêu hóa đứng thứ 3 trong các loại ung thư gây tử vong trên thế giới. Hơn 90% trường hợp ung thư dạng này phát triển từ polyp u tuyến. Vì thế, việc phát hiện sớm, cắt bỏ polyp u tuyến có nguy cơ ác tính giúp làm giảm tỷ lệ ung thư.

Giáo sư Long nhấn mạnh, khám để phát hiện sớm các bệnh ung thư đường tiêu hóa ở những người có nguy cơ là rất quan trọng. Nếu phát hiện sớm, bệnh hầu như có thể chữa khỏi. Tuy nhiên do tâm lý sợ phát hiện ra bệnh nên người bệnh thường không đi khám sớm, chỉ đến khi thấy đau không chịu nổi, khó chịu, chán ăn, đi ngoài ra máu, sút cân… mới đến viện thì đã muộn.

nguoi-nao-co-nguy-co-cao-bi-ung-thu-duong-tieu-hoa

Những người có nguy cơ cao bị ung thư đường tiêu hóa nên thườn xuyên đi nội soi đại trực tràng, dạ dày để phát hiện sớm bệnh. Ảnh: N.P. 

Các bác sĩ khuyến cáo có thể phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa bằng cách khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao hoặc có các triệu chứng đường tiêu hóa. Theo đó, những người có nguy cơ cao bị nhóm ung thư này là người trên 50 tuổi, tiền sử gia đình có người thân bị ung đường tiêu hóa, tiền sử viêm dạ dày, từng phát hiện có vi khuẩn HP, đại tiện ra máu… Những trường hợp này cần đi soi đại trực tràng, dạ dày thường xuyên hơn để phát hiện bệnh sớm.

Giáo sư Long cũng lưu ý không phải cứ mang vi khuẩn HP là phải điều trị. Ước tính 70% dân số mang vỉ khuẩn HP nhưng không phải tất cả đều cần điều trị; chỉ khi nào có các triệu chứng đau bụng, ợ hơi… mới cần đi khám, bác sĩ tư vấn điều trị.

Tầm soát bệnh có nhiều mức độ, định kỳ kiểm tra ở một trung tâm nào đó nếu có những rối loạn cần tầm soát chuyên sâu. Tầm soát có thể thực hiện ngay tại các cơ sở khám bệnh thông thường như xét nghiệm máu, nội soi đường tiêu hoá; nếu nghi ngờ có thể sinh thiết và siêu âm nội soi.

Ung thư đường tiêu hóa thường có dấu hiệu như đầy hơi, khó tiêu, nuốt khó, đau bụng, ói; trường hợp nặng hơn có thể nôn ra máu kèm sụt cân, thiếu máu và đại tiện phân đen. Triệu chứng nhóm ung thư này chủ yếu là rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy; trong đó đặc trưng nhất là đại tiện ra máu, rối loạn đại tiện…

Ngày 19/9, Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với trường Đại học Nagoya Nhật Bản tổ chức Hội nghị khoa học chuyên đề Tiêu hóa - Gan mật lần thứ 4 tại Hà Nội. Hội nghị nhằm cập nhật các kiến thức cho các bác sĩ về kỹ thuật, cắt tách tổn thương ung thư sớm và tiền ung thư ở dạ dày, đại tràng; nội soi quản lý ung thư tụy…
Bác sĩ Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện cho biết, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật, nhiều bệnh nhân đã được sàng lọc phát hiện ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn sớm: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư thực quản. Các bác sĩ có thể chẩn đoán sớm ung thư đường tiêu hóa, cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi điều trị tổn thương tiền ung thư, ung thư sớm mà không phải cắt bỏ thực quản, dạ dày và đại tràng hay thực quản như trước đây, bệnh nhân không cần điều trị hóa chất…

>> Xem thêm:

- Dấu hiệu cảnh báo ung thư tụy
- Biểu hiện ung thư dạ dày 

Phương Trang

Alison Grocock vô cùng hốt hoảng khi thấy con trai 4 tuần tuổi khóc thét rồi liên tục ngủ li bì và phản ứng kém. Báo với bác sĩ tất cả triệu chứng bất thường và tình hình sức khỏe của bé nhưng vợ chồng Alison vẫn phải chờ hàng tiếng đồng hồ tại khoa cấp cứu của bệnh viện. Sau khi thăm khám, bác sĩ thông báo em bé chỉ bị cảm lạnh, sức khỏe không đáng lo ngại và có thể đưa về nhà.

nguoi-me-cuu-duoc-mang-con-nho-cai-bac-si

Em bé bị viêm màng não khi mới 4 tuần tuổi. Ảnh: SWNS.

Alison không nghe và cho rằng con mình bị bệnh nguy hiểm hơn thế. Cô cho rằng con trai có thể bị bệnh viêm màng não do tìm hiểu khá rõ về các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp. Đặc biệt, cô cho rằng tiếng khóc thét lên sau đó lịm dần là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm màng não ở trẻ em. Cô yêu cầu các bác sĩ hãy kiểm tra lại cho em bé.

Các bác sĩ tranh cãi với người mẹ song cuối cùng phải làm xét nghiệm lại cho đứa bé. Thật bất ngờ, kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định bé bị viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Nhờ phát hiện kịp thời, em bé được điều trị ngay và qua cơn nguy kịch. Bệnh viện đã gửi lời xin lỗi đến gia đình.

Viêm màng não do vi khuẩn là một trong những bệnh nhiễm trùng nặng nhất ở trẻ vì tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng. Khởi đầu, trẻ thường bị sốt, một số đau đầu, nôn không rõ nguyên nhân. Trẻ trong cơn sốt mà đau đầu, nôn thì chưa nghi ngờ, nhưng hết sốt rồi mà vẫn còn các biểu hiện này thì đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh. Trường hợp nặng gây co giật, rối loạn thần kinh như lờ đờ, mệt, li bì, nặng hơn thì hôn mê. Chẩn đoán sớm và điều trị bằng kháng sinh đúng, kịp thời sẽ cứu sống trẻ, tránh được di chứng.

Thu Hiền

Theo News, lướt điện thoại vào buổi sáng ngay sau khi bật dậy, chưa kịp rời khỏi giường đã trở thành thói quen khó bỏ của nhiều người. Các chuyên gia cho biết, kiểm tra email, các phương tiện truyền thông xã hội không phải là khởi đầu tốt cho ngày mới. Những thông tin này đặt chúng ta vào thế bị động và tâm trạng bị ảnh hưởng theo những thứ đón nhận được. Việc nhấn nút "Like" một bức ảnh trên mạng xã hội tưởng như vô hại. "Trên thực tế, ngày mới của bạn đã bị dẫn dắt bởi một người khác", chuyên gia Michael McQueen nhấn mạnh.

Ảnh minh họa: roscoelilly

Ảnh minh họa: roscoelilly

Mở điện thoại, tiếp nhận các thông báo khi vừa thức dậy cũng khiến bản thân luôn nghĩ đến những điều đã bỏ lỡ từ đêm hôm trước hoặc danh sách dài những việc sắp đối mặt. Đôi khi những điều căng thẳng đã qua cũng được khơi gợi lại, khiến bạn không còn hào hứng để đón chào buổi sáng mới mẻ.

Cần chủ động tạo thói quen hiệu quả hơn trong 10 phút đầu mỗi ngày để giúp kéo theo chuỗi chuyển động tích cực. Thay vì tập trung vào việc phải làm hôm nay, hãy suy nghĩ về những điều đã đạt được ngày hôm trước. Kết nối với những người thân yêu trong gia đình. Tập trung vào những hoạt động yêu thích, phù hợp với nhu cầu bản thân như tập thể dục, pha một tách cà phê để nhâm nhi...

Mỹ Lê

Bệnh nhân đã lập gia đình và có 2 con. Tuy nhiên, đời sống vợ chồng không viên mãn, anh luôn tự ti vì kích cỡ của mình nên nhiều lần tìm đến bác sĩ để được tư vấn.

Theo bác sĩ Trịnh Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức, chiều dài “cậu nhỏ” của bệnh nhân này chỉ được hơn 3 cm, chu vi 6,3 cm, khá nhỏ so với kích cỡ trung bình.

Trong ca phẫu thuật kéo dài 4 tiếng đồng hồ, các bác sĩ đã chuyển vạt và tạo hình lại dương vật. Hiện kích cỡ của “cậu nhỏ” người đàn ông này tăng lên 7,5 cm chiều dài và chu vi 11,5 cm khi ở trạng thái bình thường. Sau phẫu thuật khoảng 3 tuần, bệnh nhân có thể quan hệ tình dục bình thường.

Theo nghiên cứu tại Trung tâm Nam học, kích thước trung bình “cậu nhỏ” của đàn ông Việt Nam bình thường là 6,5 cm, còn khi cương 12,9 cm, chu vi khoảng 8 cm. Chỉ kích cỡ dưới 4 cm khi mềm và khi cương 7 cm hoặc mắc các bệnh lý gây khó khăn trong việc quan hệ tình dục mới cần can thiệp y khoa.

Bác sĩ Giang cho biết nhu cầu tăng kích cỡ dương vật không chỉ riêng ở nam thanh niên mà cả những người trung niên đã lập gia đình và sinh con. Có trường hợp dương vật ngắn do bệnh lý, suy sinh dục do lỗ đái lệch thấp, có người quá béo nên dương vật bị vùi dưới mỡ da phải chỉnh sửa. Không phải trường hợp nào đề nghị tăng kích cỡ cậu nhỏ cũng được phẫu thuật mà tùy tình huống cụ thể. Có bệnh nhân chỉ cần điều trị nội khoa, có người phải phẫu thuật kết hợp với vật lý trị liệu và theo dõi quá trình phục hồi.

Việc phẫu thuật cũng chỉ giúp dương vật dài ra thêm 3-4 cm. Đây là phẫu thuật khó nên người bệnh cần được tư vấn và phẫu thuật tại các cơ sở y tế chuyên khoa. 

>> Xem thêm:
10 câu hỏi tiết lộ 'cậu nhỏ' của bạn có bình thường

Dương Vũ

nhung-cau-hoi-giup-giai-ma-bi-n-co-the-con-nguoi

Webmd giải đáp những bí ẩn về các bộ phận của cơ thể qua những câu hỏi sau đây:

Câu 1: Tại sao một số người có "mắt mỗi bên một màu"?

A. Ánh sáng mặt trời

B. Không đủ vitamin

C. Chấn thương

Xem đáp án

Câu 2: Người sinh ra có một ngón tay phụ hầu hết sẽ ở vị trí?

A. Bên cạnh ngón tay út

B. Bên cạnh ngón tay cái

C. Ở giữa

Xem đáp án

Câu 3: Con người sinh ra có thể có đuôi?

A. Đúng

B. Chỉ là giai thoại

Xem đáp án

Câu 4: Người nào dễ có nhiều hơn 2 núm vú?

A. Đàn ông

B. Phụ nữ

Xem đáp án

Câu 5: Chỉ có nam giới mới có "quả táo Adam"?

A. Đúng

B. Sai

Xem đáp án

Câu 6: Lúm đồng tiền có thể mất đi khi bạn già?

A. Đúng

B. Sai

Xem đáp án

Câu 7: Ruột thừa có tác dụng gì không?

A. Không có tác dụng

B. Có tác dụng

Xem đáp án

>> Xem thêm

8 câu hỏi giúp bạn chăm sóc tóc tốt hơn

Thu Hiền

Alison Grocock vô cùng hốt hoảng khi thấy con trai 4 tuần tuổi khóc thét rồi liên tục ngủ li bì và phản ứng kém. Báo với bác sĩ tất cả triệu chứng bất thường và tình hình sức khỏe của bé nhưng vợ chồng Alison vẫn phải chờ hàng tiếng đồng hồ tại khoa cấp cứu của bệnh viện. Sau khi thăm khám, bác sĩ thông báo em bé chỉ bị cảm lạnh, sức khỏe không đáng lo ngại và có thể đưa về nhà.

nguoi-me-tranh-cai-voi-bac-si-cuu-song-con-trai-can-ke-cai-chet

Em bé bị viêm màng não khi mới 4 tuần tuổi. Ảnh: SWNS.

Alison không nghe và cho rằng con mình bị bệnh nguy hiểm hơn thế. Cô cho rằng con trai có thể bị bệnh viêm màng não do tìm hiểu khá rõ về các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp. Đặc biệt, cô cho rằng tiếng khóc thét lên sau đó lịm dần là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm màng não ở trẻ em. Cô yêu cầu các bác sĩ hãy kiểm tra lại cho em bé.

Các bác sĩ tranh cãi với người mẹ song cuối cùng phải làm xét nghiệm lại cho đứa bé. Thật bất ngờ, kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định bé bị viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Nhờ phát hiện kịp thời, em bé được điều trị ngay và qua cơn nguy kịch. Bệnh viện đã gửi lời xin lỗi đến gia đình.

Viêm màng não do vi khuẩn là một trong những bệnh nhiễm trùng nặng nhất ở trẻ vì tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng. Khởi đầu, trẻ thường bị sốt, một số đau đầu, nôn không rõ nguyên nhân. Trẻ trong cơn sốt mà đau đầu, nôn thì chưa nghi ngờ, nhưng hết sốt rồi mà vẫn còn các biểu hiện này thì đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh. Trường hợp nặng gây co giật, rối loạn thần kinh như lờ đờ, mệt, li bì, nặng hơn thì hôn mê. Chẩn đoán sớm và điều trị bằng kháng sinh đúng, kịp thời sẽ cứu sống trẻ, tránh được di chứng.

Thu Hiền

Theo giáo sư Đào Văn Long, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ung thư đường tiêu hóa đứng thứ 3 trong các loại ung thư gây tử vong trên thế giới. Hơn 90% trường hợp ung thư dạng này phát triển từ polyp u tuyến. Vì thế, việc phát hiện sớm, cắt bỏ polyp u tuyến có nguy cơ ác tính giúp làm giảm tỷ lệ ung thư.

Giáo sư Long nhấn mạnh, khám để phát hiện sớm các bệnh ung thư đường tiêu hóa ở những người có nguy cơ là rất quan trọng. Nếu phát hiện sớm, bệnh hầu như có thể chữa khỏi. Tuy nhiên do tâm lý sợ phát hiện ra bệnh nên người bệnh thường không đi khám sớm, chỉ đến khi thấy đau không chịu nổi, khó chịu, chán ăn, đi ngoài ra máu, sút cân… mới đến viện thì đã muộn.

nhung-nguoi-nao-nguy-co-cao-bi-ung-thu-duong-tieu-hoa

Những người có nguy cơ cao bị ung thư đường tiêu hóa nên thườn xuyên đi nội soi đại trực tràng, dạ dày để phát hiện sớm bệnh. Ảnh: N.P. 

Các bác sĩ khuyến cáo có thể phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa bằng cách khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao hoặc có các triệu chứng đường tiêu hóa. Theo đó, những người có nguy cơ cao bị nhóm ung thư này là người trên 50 tuổi, tiền sử gia đình có người thân bị ung đường tiêu hóa, tiền sử viêm dạ dày, từng phát hiện có vi khuẩn HP, đại tiện ra máu… Những trường hợp này cần đi soi đại trực tràng, dạ dày thường xuyên hơn để phát hiện bệnh sớm.

Giáo sư Long cũng lưu ý không phải cứ mang vi khuẩn HP là phải điều trị. Ước tính 70% dân số mang vỉ khuẩn HP nhưng không phải tất cả đều cần điều trị; chỉ khi nào có các triệu chứng đau bụng, ợ hơi… mới cần đi khám, bác sĩ tư vấn điều trị.

Tầm soát bệnh có nhiều mức độ, định kỳ kiểm tra ở một trung tâm nào đó nếu có những rối loạn cần tầm soát chuyên sâu. Tầm soát có thể thực hiện ngay tại các cơ sở khám bệnh thông thường như xét nghiệm máu, nội soi đường tiêu hoá; nếu nghi ngờ có thể sinh thiết và siêu âm nội soi.

Ung thư đường tiêu hóa thường có dấu hiệu như đầy hơi, khó tiêu, nuốt khó, đau bụng, ói; trường hợp nặng hơn có thể nôn ra máu kèm sụt cân, thiếu máu và đại tiện phân đen. Triệu chứng nhóm ung thư này chủ yếu là rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy; trong đó đặc trưng nhất là đại tiện ra máu, rối loạn đại tiện…

Ngày 19/9, Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với trường Đại học Nagoya Nhật Bản tổ chức Hội nghị khoa học chuyên đề Tiêu hóa - Gan mật lần thứ 4 tại Hà Nội. Hội nghị nhằm cập nhật các kiến thức cho các bác sĩ về kỹ thuật, cắt tách tổn thương ung thư sớm và tiền ung thư ở dạ dày, đại tràng; nội soi quản lý ung thư tụy…
Bác sĩ Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện cho biết, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật, nhiều bệnh nhân đã được sàng lọc phát hiện ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn sớm: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư thực quản. Các bác sĩ có thể chẩn đoán sớm ung thư đường tiêu hóa, cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi điều trị tổn thương tiền ung thư, ung thư sớm mà không phải cắt bỏ thực quản, dạ dày và đại tràng hay thực quản như trước đây, bệnh nhân không cần điều trị hóa chất…

>> Xem thêm:

- Dấu hiệu cảnh báo ung thư tụy
- Biểu hiện ung thư dạ dày 

Phương Trang

Bị tai nạn giao thông hôm 2/9, Thanh Hằng sinh năm 1994 vừa tốt nghiệp Đại học Tài chính - Marketing, ở An Nhơn, Bình Định, cùng mẹ là Nguyễn Thị Thanh Hồng và em trai Nguyễn Minh Tiến bị bỏng nặng toàn thân, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Người cha Nguyễn Văn Thành đau đớn kể lại, hôm ấy Hằng đi xe máy chở mẹ và em trai không may va chạm với xe máy của 2 thanh niên đang vừa cầm túi xăng vừa hút thuốc. Sau cú va chạm, túi xăng của hai thanh niên bắt lửa thuốc lá khiến cả 5 người cùng xe bốc cháy.

5 nạn nhân được đưa đến Bệnh viện đa khoa Bình Định cấp cứu. Mẹ và em trai bị bỏng cấp độ 4, riêng Hằng bị bỏng cấp độ 5 toàn thân trong đó nặng nhất là đôi bàn tay bị cháy khô. Ngày 6/9, gia đình đã chuyển cô gái trẻ đến Viện bỏng Quốc gia ở Hà Nội tiếp tục cấp cứu.

Để giữ lại tính mạng cho Hằng, các bác sĩ ở Viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Nội) đã tháo 10 khớp ngón tay. Trước đó, bác sĩ cũng đã phẫu thuật cấy ghép da cho Hằng. Hiện bệnh viện không đủ nguồn da để tái tạo nên người cha hiến da ở tay trái mình để cấy ghép cho con gái. Cuộc phẫu thuật diễn ra vào ngày 15/9, ông Thành hiện cũng nằm trong phòng bệnh để phục hồi sức khỏe sau khi hiến da.

Mẹ và em trai Hằng cũng vừa được chuyển từ bệnh viện Bình Định đến Viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác để tiếp tục điều trị. Sức khỏe của hai người cũng chưa tiến triển, sốt nhiều và đau đớn, song đã tỉnh táo.

"Tỷ lệ bỏng rộng và sâu, những vùng da bị chết trên cơ thể Hằng không thể phục hồi nên phải ghép da mới. Còn nước còn tát, dù thế nào đi nữa cha con tôi cũng chiến đấu đến cùng", người bố tâm sự.

Bác sĩ Lê Quang Thảo trực tiếp điều trị Hằng cho biết, em bị bỏng lửa xăng 73%, trong đó có 60% bỏng sâu. Sau ca cấy ghép da vào ngày 15/9, Hằng vẫn trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu, suy hô hấp phải thở bằng máy. Những phương tiện máy móc và thuốc tốt nhất được dùng chữa trị cho Hằng song chưa có gì đảm bảo giữ lại mạng sống cho cô gái. Với ca bệnh này, dự kiến tỷ lệ tử vong là 80%.

Chị Lê Ánh Hoa, chị họ của Hằng chia sẻ: "Gia đình Hằng có 5 người thì hiện 4 người nằm viện. Em trai Hằng là Nguyễn Văn Thuận đang học đại học tại TP HCM cũng phải xin nghỉ để ra Hà Nội chăm sóc gia đình do bố phải nằm theo dõi sau ca ghép da cho chị".

Cũng theo bác sĩ, gia đình phải xác định thời gian điều trị lâu và kinh phí rất tốn kém. Bệnh nhân vẫn trong tình trạng rất nặng, phải chờ vào sự phục hồi và tự miễn dịch, đồng thời tiến hành nhiều ca phẫu thuật ghép da tiếp theo.

Lê Nga

Chiều 19/9, Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN đã tổ chức cuộc họp trực tuyến ứng phó với dịch Zika. Tổ chức Y tế Thế giới nhận định dịch bệnh do virus Zika có nguy cơ lan rộng. Việt Nam cũng không nằm ngoài nguy cơ đó.

Theo Bộ trưởng Tiến, chính thức Việt Nam ghi nhận 3 ca nhiễm Zika lây từ trong nội địa. Nguy cơ là virus Zika tồn tại trong nội địa, không phải xâm nhập từ bên ngoài. 2 người nước ngoài nhiễm Zika nhưng chưa rõ thời gian bị nhiễm.

Kết quả giải trình tự gene cho thấy, mẫu virus tại Khánh Hòa có nguồn gốc từ châu Á và mẫu virus tại TP HCM có nguồn gốc từ châu Mỹ. Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng, tại Việt Nam, đến ngày 16/9, hệ thống giám sát dịch bệnh đã xét nghiệm gần 3.000 mẫu bệnh phẩm tại 45 tỉnh, thành phố và đã phát hiện 3 trường hợp dương tính với virus Zika tại TP HCM, Khánh Hòa, Phú Yên.

Bộ Y tế nhận định các ổ dịch virus Zika ở Việt Nam hiện nay là các ca bệnh đơn lẻ, sắp tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh mới. 

Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á ghi nhận các ca bệnh trong 2 năm gần đây. Từ cuối tháng 8 đến nay, tại Singapore đã bùng phát dịch với số bệnh nhân tăng nhanh với 368 ca. Kết quả giải trình tự gene cho thấy đây là chủng virus có nguồn gốc châu Á từng lưu hành trong những năm 1960, không phải chủng xâm nhập từ châu Mỹ.

virus-zika-tiem-n-trong-cong-dong-dan-cu-viet-nam

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: T.D. 

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, dịch bệnh do virus Zika lan tràn khá rầm rộ ở các nước xung quanh. Chủng virus phát hiện không phải lan truyền từ các nước Nam Mỹ mà có nguồn gốc châu Á từng lưu hành tại một số nước trước đó. Trong khi đó, mật độ muỗi Aedes ở nước ta cao, là trung gian truyền 3 bệnh gồm Zika, sốt xuất huyết và Chikungunia.

“Việt Nam cố gắng không để dịch lớn xảy ra. Để khống chế dịch, cần diệt ổ chứa muỗi, loăng quăng; tránh muỗi đốt, tổ chức chiến dịch diệt muỗi, bọ gậy tại 63 tỉnh, thành”, Bộ trưởng Tiến nói.

Bộ Y tế cũng tăng cường lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng, bệnh viện, người có nguy cơ đi từ vùng dịch về và lấy mẫu muỗi.

Đại diện các quốc gia tham dự họp đã thống nhất dự thảo bản Tuyên bố chung về hành động phòng chống dịch. Theo đó, các nước tăng cường hệ thống giám sát của quốc gia và đẩy mạnh cơ chế đánh giá nguy cơ hiện có của khu vực với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Các nước chia sẻ thông tin nhằm đánh giá nguy cơ một cách chính xác; nghiên cứu, chia sẻ phát hiện mới và bài học kinh nghiệm liên quan đến dịch bệnh do virus Zika.

Nam Phương

hot-girl-ha-noi-bien-dang-mat-sau-ca-cat-lum-dong-tien-hong

Một bên mặt Ly bị biến dạng sau ca phẫu thuật cắt lúm đồng tiền bị hỏng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Sở hữu gương mặt khả ái, vóc dáng thon gọn, nước da trắng ngần, Tạ Phương Ly 21 tuổi ở Hà Nội vẫn muốn mình đẹp hơn nữa. Hơn 2 tháng trước, cô liên lạc với một "chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ'' ở Đà Nẵng qua Facebook và yêu cầu phẫu thuật cắt má lúm đồng tiền. ''Em đã có má lúm tự nhiên rồi nhưng bé lắm, khi cười mới nhìn thấy. Trông các bạn khác có lúm đồng tiền đẹp ngay cả khi không cười, em muốn phẫu thuật để được như vậy'', cô gái 9x chia sẻ.

Sau khi hai bên thống nhất giá cả, ''chuyên gia phẫu thuật'' ở Đà Nẵng bay ra Hà Nội và mượn một cơ sở thẩm mỹ gần nhà Phương Ly để phẫu thuật nhấn má lúm cho cô. Khoảng một tháng đầu, lúm đồng tiền trông khá đẹp và tự nhiên. Từ tháng thứ hai trở đi, Ly có những biểu hiện lạ như sưng tấy bên trong, vết khâu ở má bị viêm nhiễm, cảm giác đau rát, khó chịu.

Ly kể, ban đầu tưởng do ăn đồ cay nóng nên bị viêm nhiễm, chuyển sang ăn đồ mát cũng không cải thiện. Đến Bệnh viện Bạch Mai khám cô mới biết vết thương bị áp xe, viêm nhiễm do chỉ không tiêu. Bác sĩ cho biết vì mổ đã lâu nên không thể rút ngay chỉ mà phải phẫu thuật bóc tách và xử trí để tránh hoại tử.

Ly gọi điện cho ''chuyên gia phẫu thuật'' kia để nhờ can thiệp giúp thì chỉ nhận được câu trả lời: "Bận quá không ra được, bạn đến bệnh viện lớn nhờ bác sĩ cắt chỉ dùm đi, chỉ hết hơn 100 nghìn đồng thôi".

Cuối cùng, Ly đành đến Bệnh viện Bạch Mai. Khi rạch vết thương, bác sĩ phát hiện phía trong miệng bệnh nhân tại vị trí cắt lúm đồng tiền đã bị áp xe, viêm nhiễm, phải rạch để bóc tách từng đốt chỉ rồi làm vệ sinh sạch sẽ và khâu lại cẩn thận. Bác sĩ cho biết thông thường những trường hợp cắt má lúm đồng tiền phải khâu bằng chỉ tự tiêu nhưng trường hợp này ''chuyên gia phẫu thuật'' lại dùng chỉ nilon, là nguyên nhân dẫn đến biến chứng.

Vết thương trên gương mặt Ly đang dần lành lặn. Cô gái mong muốn chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh giác với mọi người, nhất là các bạn trẻ đang có ý định phẫu thuật cắt lúm đồng tiền. ''Đừng cả tin, ham rẻ mà tiền mất tật mang như mình'', Phương Ly nói.

Có rất nhiều khí độc được sinh ra trong khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ... trong đó CO và CO2 là nguyên nhân chính gây tử vong. Trong nhiều vụ hỏa hoạn, nạn nhân tử vong do ngộ độc khí dẫn đến suy hô hấp.

so-cuu-nguoi-ngo-doc-khi-trong-dam-chay

Hiện trường vụ cháy lán trại công nhân dự án Madarin trên đường Tân Mai (Hà Nội) ngày 18/9. Ảnh: Facebook

Theo cẩm nang sơ cứu của Bệnh viện Bạch Mai, những loại khí độc sinh ra từ đám cháy vô cùng nguy hiểm:

- Khí Cacbonôxit (CO): Là khí không màu, không mùi, nhẹ bằng không khí, rất độc với hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Khi hít phải khí CO, máu trở nên không tiếp nhận được oxy, hệ thần kinh sẽ bị tê liệt.

- Khí Cacbonic (CO2): Là khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, con người hít phải sẽ bị ngạt. Khi nồng độ CO2 từ 3% bắt đầu gây khó thở, từ 8% đến 10% có thể gây mất cảm giác và chết người.

- Các sản phẩm cháy có chứa clo và hợp chất của clo (như HCl) rất độc với phổi.

- Các sản phẩm cháy có chứa lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh (H2S, SO2…) gây độc đối với niêm mạc, miệng và đường tiêu hóa.

Sơ cứu người nhiễm độc khí CO, CO2

- Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt và lưu ý đảm bảo an toàn cho người cấp cứu.

- Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở: Thổi ngạt ngay bằng cách hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi.

- Nếu nạn nhân không còn tỉnh táo thì đặt nằm nghiêng ở tư thế an toàn.

- Nhanh chóng gọi người hỗ trợ, gọi cấp cứu 115.

Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội cũng hướng dẫn thoát nạn trong đám cháy như sau:  

- Để chống hít khói độc, lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi lọc không khí khi hít thở. Có thể sử dụng mặt nạ chống khói nếu được trang bị trước.

- Muốn thoát ra khỏi hỏa hoạn, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng mũi, nạn nhân phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy nhanh qua đám lửa ra ngoài, tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.

>> Xem thêm

Sơ cứu chấn thương cho người bị tai nạn giao thông
Xử trí khi có người ngất xỉu đột ngột

Khánh Huyền

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

 Câu 1. Phụ nữ đến giai đoạn tiền mãn kinh, vẫn  quan hệ tình dục mà không muốn có thai thì nên:

 A. Tiếp tục ngừa thai trong 5 năm nữa.

 B. Tiếp tục ngừa thai một năm sau kỳ kinh cuối.

 C. Nếu trên tuổi 45 thì không cần tránh thai nữa.

 D. Không nên lo lắng vì phụ nữ ở giai đoạn này không thể có thai được.

 Xem đáp án

 Câu 2. Sau khi rụng trứng, trứng vẫn còn khả năng  thụ tinh trong thời gian tối đa:

 A. 12 giờ

 B. Hơn 24 giờ

 C. 36 giờ

 D. 48 giờ

 
Xem đáp án

 Câu 3. Phương pháp ngừa thai nào hiệu quả nhất với nam giới:

 A. Thắt và cắt ống dẫn tinh.

 B. Giao hợp gián đoạn.

 C. Bao cao su.

 D. Các phương pháp có hiệu quả ngang nhau.

 Xem đáp án

 Câu 4Phương pháp tránh thai nào sau đây không  nên áp dụng cho các cặp vợ chồng có hiện tượng  xuất tinh sớm:

 A. Thuốc viên ngừa thai.

 B. Đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung.

 C. Xuất tinh ngoài âm đạo.

 D. Bao cao su.

 Xem đáp án

 Câu 5. Cơ chế tránh thai của viên thuốc ngừa thai  phối hợp là:

 A. Ức chế rụng trứng và làm đặc chất nhầy cổ tử  cung.

 B. Gây phản ứng viêm tại nội mạc tử cung.

 C. Tăng nhu động của vòi trứng.

 D. Diệt tinh trùng và trứng.

 Xem đáp án

Câu 6. Thời điểm đặt vòng tốt nhất là:

 A. Ngay sau khi sạch kinh.

 B. Giữa chu kỳ kinh.

 C. Một tuần trước khi có kinh.

 D. Bất kỳ thời điểm nào.

 Xem đáp án

 Câu 7. Không áp dụng đặt vòng tránh thai cho phụ nữ bị:

 A. Rong kinh, rong huyết chưa rõ nguyên nhân.

 B. Viêm cổ tử cung do Clamydia raginalis.

 C. Tiền sử thai ngoài tử cung.

 D. Bệnh béo phì.

 Xem đáp án

 Câu 8Một phụ nữ có chu kỳ kinh đều 30 ngày, bắt đầu có kinh ngày 1/9. Vậy sắp tới quan  hệ ngày nào là an toàn và nguy cơ có thai rất thấp:

 A. 15/9

 B. 17/9

 C. 19/9

 D. 25/9

 Xem đáp án

Câu 9. Không dùng thuốc ngừa thai dạng  uống trong trường hợp bị:

 A. Viêm loét dạ dày tá tràng.

 B. Rối loạn kinh nguyệt.

 C. Tiền sử viêm tắc tĩnh mạch.

 E. Bệnh thận.

 Xem đáp án

 Câu 10. Một phụ nữ khỏe mạnh, có chu kỳ kinh  nguyệt đều 28 ngày, theo lý thuyết, ngày rụng  trứng của cô ấy là:

 A. Ngày 14 của chu kỳ

 B. Ngày 18 của chu kỳ

 C. Ngày 20 của chu kỳ

 D. Ngày 26 của chu kỳ

 Xem đáp án

Thứ hai, 19/9/2016 | 11:23 GMT+7

Thứ hai, 19/9/2016 | 11:23 GMT+7

Nhiều người chọn phương pháp làm đẹp bằng dao kéo mà không lường trước được nguy cơ tai biến khi cơ sở thẩm mỹ không xử lý được.

Video: VTC

').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2ciu2wL"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });

Bác sĩ chấn thương chỉnh hình Nguyễn Xuân Anh cho biết, đau lưng có thể xảy ra trong cả thai kỳ, thường gặp ở giai đoạn sau của thai kỳ khi em bé phát triển. Các nghiên cứu cho thấy 50-70% phụ nữ mang thai bị đau lưng. Tình trạng sức khỏe này có thể phá vỡ thói quen hàng ngày hoặc làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của thai phụ.

"Một số phụ nữ bắt đầu có những cơn đau vùng thắt lưng ngay đầu thai kỳ, nguy cơ cao với người thừa cân hoặc bị đau lưng trước khi mang thai", bác sĩ Xuân Anh chia sẻ.

Ảnh: owletcare

Ảnh: owletcare

Những nguyên nhân đau lưng hoặc cảm giác khó chịu trong thai kỳ, như sau:

- Tăng hormone: Hormone cơ thể sản xuất trong thai kỳ cho phép dây chằng ở khu vực xương chậu mềm ra và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Thay đổi này ở khớp và sự lỏng lẻo các dây chằng có thể ảnh hưởng đến độ nâng đỡ của cột sống lưng gây ra đau lưng.

- Trung tâm của trọng lực - trọng tâm lực dần di chuyển về phía trước do tử cung và em bé phát triển khiến tư thế thay đổi, cột sống lưng mất sự cân bằng.

- Tăng cân thai kỳ: Thai phát triển và cơ thể tăng cân làm cho cột sống lưng phải tăng sức chịu đựng để chống đỡ.

- Tư thế hoặc vị trí: Tư thế xấu, đứng quá nhiều và cúi lưng nhiều có thể làm tăng đau lưng.

- Stress: Căng thẳng thường tích tụ ở khu vực yếu trong cơ thể. Vì những thay đổi ở vùng xương chậu, phụ nữ có thể bị đau lưng nhiều hơn trong giai đoạn stress do thai kỳ.

Theo bác sĩ Xuân Anh, đau lưng không thể phòng ngừa, song có những cách để giảm mức độ nghiêm trọng: 

- Luyện các bài tập được bác sĩ sản khoa hướng dẫn để tăng cường sự dẻo dai của cơ lưng và bụng.

- Nên ngồi xổm hay ngồi bệt xuống đất để nhặt vật gì đó thay vì cúi quá mức.

- Tránh đi giày cao gót và các loại giày dép không phù hợp.

- Tránh nằm ngửa.

- Đeo đai hỗ trợ vùng bụng dưới.

- Nghỉ ngơi nhiều. Kê gối gập nhẹ tốt cho lưng.

Một số biện pháp can thiệp thông thường để điều trị đau lưng khi mang thai:

- Lạnh hoặc nóng.

- Mang đai lưng hoặc các dụng cụ hỗ trợ như dây đeo nâng vùng bụng dưới.

- Ngủ nghiêng bên trái và đặt một chiếc gối dưới đầu gối để hỗ trợ.

- Có thể đến trung tâm massage cho bà bầu hoặc massage trị liệu.

- Dùng thuốc uống giảm đau phải hỏi ý kiến của bác sĩ sản khoa.

Lê Phương

Ông Wim Distelmans, Chủ tịch Ủy ban Đánh giá và Kiểm soát quốc gia Bỉ về biện pháp chết không đau đớn cho biết, các bác sĩ đã thực hiện "chết êm ái" cho một bệnh nhân tuổi vị thành niên vào cuối tuần qua. Theo Telegraph, thiếu niên 17 tuổi mắc một chứng bệnh nan y và chết không đau đớn là giải pháp phù hợp nhất. Danh tính em không được tiết lộ.

Năm 2002, Bỉ hợp pháp hóa "quyền được chết" cho các bệnh nhân đã hết hy vọng cứu chữa. Năm 2014, Quốc hội Bỉ thông qua luật bãi bỏ giới hạn độ tuổi và áp dụng quyền đặc biệt này cho cả trẻ em vị thành niên. Quy định cho phép áp dụng quyền được chết với những trường hợp dưới 18 tuổi nhưng điều kiện vẫn còn ý thức và có khả năng tự đưa ra quyết định cho sinh mạng của mình. Ngoài ra bố mẹ hoặc người giám hộ phải đồng ý.

Hiện Bỉ là quốc gia duy nhất cho phép mọi lứa tuổi được chọn hình thức chết êm ái. Hà Lan cũng đồng ý áp dụng giải pháp nhân đạo này cho trẻ em trên 12 tuổi. Trong khi đó, Colombia và Luxembourg chỉ cho phép người lớn mới có quyền "an tử" và phương thức phổ biến nhất là một liều thuốc an thần liều mạnh dưới sự trợ giúp của bác sĩ.

Mỹ có 5 bang cho phép bệnh nhân được chọn chết không đau đớn gồm Oregon, Vermont, Washington, California và Montana. Điều kiện là áp dụng cho người đang mắc bệnh nan y, giai đoạn cuối và được chẩn đoán chỉ còn sống dưới 6 tháng.

Thu Hiền

Bệnh nhân nhập viện sau khi tự nuốt dây kẽm, kết quả chụp X-quang bụng cho thấy hình ảnh cản quang có dạng chữ X ở ¼ phía trên bên phải vùng bụng. Nội soi dạ dày tá tràng phát hiện có hai cọng dây kẽm cột dây thun bắt chéo, hai đầu cắm vào niêm mạc dạ dày bệnh nhân.

kết quả chụp X quang bụng cho thấy dị vật có dạng chữ X.

Kết quả X-quang bụng cho thấy dị vật có dạng chữ X.

Không thể gắp trực tiếp qua nội soi, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật lấy hai đoạn dây kẽm có kích thước 3 mm, dài 8 cm. Bệnh nhân hiện hồi phục sau mổ.

Hai đoạn dây kẽm dài 8cm được lấy ra ngoài. Ảnh: T.P

Hai đoạn dây kẽm dài 8 cm được lấy ra ngoài. Ảnh: T.P

Theo các bác sĩ, dị vật là nguyên nhân thường gặp trong cấp cứu về tiêu hóa. Khoảng 80-90% dị vật có thể tự thoát ra ngoài theo đường tự nhiên mà không cần can thiệp.

Các trường hợp dị vật không tự thoát được có thể gây ra biến chứng tắc nghẽn, tổn thương ống tiêu hóa như loét, xuất huyết tiêu hóa, thủng thực quản, áp xe trung thất... Nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nặng và tử vong. Tiên lượng và kết quả điều trị phụ thuộc vào tính chất của dị vật cũng như thời gian xử trí sớm hay muộn.

Lê Phương

Ông bà ta có câu "trẻ nuôi con, già chơi với cháu". Về hưu, được sống với con cháu là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, sức khỏe giai đoạn này giảm sút rõ rệt mà đôi khi muốn cải thiện cũng "lực bất tòng tâm". Các vấn đề tim mạch, huyết áp, mỡ máu, xương khớp, trí nhớ... bủa vây khắp phía, trở thành bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi.

Người cao tuổi cần nhất một chế độ ăn phù hợp với sức khỏe và sự quan tâm của con cái. Ảnh: Bayshore.

Người cao tuổi cần nhất một chế độ ăn phù hợp với sức khỏe và sự quan tâm của con cái. Ảnh: Bayshore.

Bản thân người cao tuổi phải nâng niu sức khỏe của chính mình. Con cái cũng nên tìm hiểu các vấn đề tâm lý, thể chất của cha mẹ để lắng nghe và quan tâm đúng mức. Người xưa cũng nói: "Già bát canh, trẻ manh áo mới", ý chỉ cha mẹ về già chẳng tham vọng điều gì lớn lao, chỉ mong bát canh ngon dễ nuốt do con cháu tận tay đun nấu. Người cao tuổi cần nhất một chế độ ăn phù hợp với sức khỏe và sự quan tâm của con cái.

Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm - Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy khuyên, người cao tuổi vẫn cần ăn uống đầy đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm. Nhu cầu năng lượng của cơ thể ít đi, thì khẩu phần ăn sẽ giảm về lượng chứ không thay đổi về chất. Cách chế biến cần tinh tế hơn, hợp khẩu vị và sở thích, tránh kiêng khem quá mức. Người cao tuổi vẫn có thể ăn thịt bò đều đặn, nếu không bị rối loạn chuyển hóa acid uric, suy thận hay rối loạn chuyển hóa mỡ.

Tùy thể trạng và nguy cơ bệnh lý mà người cao tuổi cần chế độ dinh dưỡng và tập luyện khác nhau. Nếu mắc bệnh lý tim mạch, cần ăn nhạt, tránh ăn quá no, tránh thừa cân béo phì. Hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa (mỡ, magarine, mayonase hay thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất béo chuyển đổi); tăng cường rau củ quả tươi. Trong khi đó, người tiểu đường lại cần giảm tinh bột mỗi bữa ăn, khoảng 80-100g bánh phở bữa sáng và một bát lưng cơm cho bữa trưa hoặc chiều, ưu tiên gạo lứt; nên ăn thịt nạc, cá, trái cây ít ngọt và nhiều chất xơ...

Từ ngày 19/9 đến 31/10, Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm - Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Lâm sàng TP HCM và Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đình Toán - Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích, đồng thời giải đáp thắc mắc về vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe cho người cao tuổi trên chuyên trang "Bí quyết sống vui, sống khỏe" của VnExpress. Đây cũng là nơi cung cấp kiến thức dinh dưỡng, truyền cảm hứng sống tích cực và lành mạnh cho cộng đồng người cao tuổi.

polyad

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đình Toán.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đình Toán hiện làm việc tại Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk.

bi-quyet-song-vui-khoe-cho-nguoi-cao-tuoi-2

Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm.

Tiếnsĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm đang giữ chức Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Lâm sàng TP HCM.

An San

hot-girl-ha-noi-bien-dang-mat-sau-ca-cat-lum-dong-tien-hong

Một bên mặt Ly bị biến dạng sau ca phẫu thuật cắt lúm đồng tiền bị hỏng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Sở hữu gương mặt khả ái, vóc dáng thon gọn, nước da trắng ngần, Tạ Phương Ly 21 tuổi ở Hà Nội vẫn muốn mình đẹp hơn nữa. Hơn 2 tháng trước, cô liên lạc với một "chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ'' ở Đà Nẵng qua Facebook và yêu cầu phẫu thuật cắt má lúm đồng tiền. ''Em đã có má lúm tự nhiên rồi nhưng bé lắm, khi cười mới nhìn thấy. Trông các bạn khác có lúm đồng tiền đẹp ngay cả khi không cười, em muốn phẫu thuật để được như vậy'', cô gái 9x chia sẻ.

Sau khi hai bên thống nhất giá cả, ''chuyên gia phẫu thuật'' ở Đà Nẵng bay ra Hà Nội và mượn một cơ sở thẩm mỹ gần nhà Phương Ly để phẫu thuật nhấn má lúm cho cô. Khoảng một tháng đầu, lúm đồng tiền trông khá đẹp và tự nhiên. Từ tháng thứ hai trở đi, Ly có những biểu hiện lạ như sưng tấy bên trong, vết khâu ở má bị viêm nhiễm, cảm giác đau rát, khó chịu.

Ly kể, ban đầu tưởng do ăn đồ cay nóng nên bị viêm nhiễm, chuyển sang ăn đồ mát cũng không cải thiện. Đến Bệnh viện Bạch Mai khám cô mới biết vết thương bị áp xe, viêm nhiễm do chỉ không tiêu'. Bác sĩ cho biết vì mổ đã lâu nên không thể rút ngay chỉ mà phải phẫu thuật bóc tách và xử trí để tránh hoại tử.

Ly gọi điện cho ''chuyên gia phẫu thuật'' kia để nhờ can thiệp giúp thì chỉ nhận được câu trả lời: "Bận quá không ra được, bạn đến bệnh viện lớn nhờ bác sĩ cắt chỉ dùm đi, chỉ hết hơn 100 nghìn đồng thôi".

hot-girl-ha-noi-bien-dang-mat-sau-khi-cat-lum-dong-tien-1

Phương Ly trước khi phẫu thuật cắt lúm đồng tiền. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Cuối cùng, Ly đành đến Bệnh viện Bạch Mai. Khi rạch vết thương, bác sĩ phát hiện phía trong miệng bệnh nhân tại vị trí cắt lúm đồng tiền đã bị áp xe, viêm nhiễm, phải rạch để bóc tách từng đốt chỉ rồi làm vệ sinh sạch sẽ và khâu lại cẩn thận. Bác sĩ cho biết thông thường những trường hợp cắt má lúm đồng tiền phải khâu bằng chỉ tự tiêu nhưng trường hợp này ''chuyên gia phẫu thuật'' lại dùng chỉ nilon, là nguyên nhân dẫn đến biến chứng.

Vết thương trên gương mặt Ly đang dần lành lặn. Cô gái mong muốn chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh giác với mọi người, nhất là các bạn trẻ đang có ý định phẫu thuật cắt lúm đồng tiền. ''Đừng cả tin, ham rẻ mà tiền mất tật mang như mình'', Phương Ly nói.

Câu chuyện liên quan đến kích cỡ phần cơ thể này của cánh mày râu có từ hàng nghìn năm nay và luôn gây nhiều tranh cãi. Đây cũng là một trong những số liệu khó đo nhất ở nam giới.

Alfred Charles Kinsey (Mỹ), cha đẻ của tình dục hiện đại thế giới thừa nhận có 3 điều khó tìm sự thật ở nam giới gồm kích thước dương vật, tần suất quan hệ tình dục và thời gian của một lần quan hệ tình dục. Nam giới thường không nói đúng sự thật về kích thước "cậu nhỏ" của mình.

Từ những năm 80 trở đi, thế giới bắt đầu có nghiên cứu về chủ đề này, từ đó thống nhất phương pháp đo. Các chuyên gia tiêm một loại thuốc gây cương bắt buộc vào gốc dương vật và dùng thước cứng để đo từ gốc đến cuối, chiều dài và chu vi.

kich-thuoc-cau-nho-am-anh-nhieu-dan-ong

Nam giới luôn lo lắng về kích thước "cậu nhỏ" của mình. Ảnh: WP.

Cho rằng chiều dài và kích cỡ “cậu nhỏ” ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, vì thế nam giới luôn bị ám ảnh về việc có kích cỡ khủng. Không phải chỉ với người châu Á vốn được coi thấp bé nhẹ cân mà đó cũng là mong muốn thầm kín của đàn ông nhiều nước phương Tây.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Sexual Medicine năm 2013 chỉ ra rằng thậm chí đàn ông có “cậu nhỏ” trung bình hoặc trên trung bình cũng có cảm giác không hài lòng và tự ti. 35% nam giới được khảo sát hài lòng với kích thước bộ phận này của họ và 30% cho biết không hài lòng.

Theo một khảo sát tại Anh năm 2006, 46% nam giới được hỏi cho biết không hài lòng về kích thước của mình dù chỉ 13% trong số đó gặp khó khăn trong tình dục liên quan đến vóc dáng của “cậu nhỏ”. Năm 2010, một khảo sát tương tự được lặp lại, kết quả cũng cho thấy 44% nói tạm hài lòng nhưng vẫn muốn “to hơn nữa, dài hơn nữa" nếu có cơ hội. Số còn lại thì lo lắng cho rằng của mình quá bé. Nghiên cứu của Đại học California chỉ ra rằng 90% đàn ông Mỹ mong muốn kích cỡ to hơn.

Cánh mày râu Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Thực tế thăm khám hằng ngày tại Bệnh viện Thận Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Thế Lương, Phó giám đốc Bệnh viện cho biết chưa bao giờ gặp bệnh nhân đến bác sĩ nhờ làm nhỏ mà luôn yêu cầu để dương vật to và dài hơn.

Vì nỗi ám ảnh này, từ trước đến nay, con người cũng luôn tìm đủ mọi phương pháp làm to và dài bộ phận sinh dục đàn ông. Các nhà khoa học nhận thấy, tất cả loại động vật có vú đều có một chiếc xương được gọi là baculum ở vị trí này, riêng con người không có. Vì thế, họ tìm mọi cách dựng một khúc xương vào bộ phận này rồi stiêm tinh chất của tinh hoàn chó, dùng mỡ tự thân quấn vào để “cậu nhỏ” to hơn... Tuy nhiên, tất cả đều không mang lại hiệu quả.

Theo bác sĩ Lương, giải pháp kéo dài duy nhất hiện nay chỉ có phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phẫu thuật. Kích cỡ “cậu nhỏ” trung bình của nam giới Việt là 11,2 cm và chu vi 8,8 cm khi cương. Như vậy, đàn ông có kích thước dưới 6,8 cm có thể lựa chọn phẫu thuật can thiệp. Trường hợp có kích cỡ dương vật nhỏ nhất mà vị bác sĩ này từng gặp là ở một chàng trai 21 tuổi, chỉ dài hơn 4 cm, sau khi phẫu thuật "cậu nhỏ" dài hơn 7 cm.

Bác sĩ Lương cho rằng, thực tế độ dài ngắn không liên quan nhiều đến việc thỏa mãn tình dục vì các đầu thần kinh tạo cảm giác ở phụ nữ đều tập trung ở gần cửa âm đạo, tức đoạn 1/3 phía ngoài, đoạn phía trong rất ít đáp ứng kích thích tình dục. Vì thế, mày râu không nên quá bận tâm với câu chuyện kích cỡ.

Dương Vũ

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Năm 1987, giáo sư địa hóa học Jane Plant từ Đại học Hoàng gia London (Anh) được chẩn đoán ung thư vú. Năm 1993, trải qua hàng loạt ca phẫu thuật với 35 đợt xạ trị, nhà địa hóa học Jane Plant vẫn bị tái phát ung thư vú lần thứ 5. Lúc này, nhờ hiểu biết cùng kinh nghiệm, nhà khoa học đã thay đổi thói quen ăn uống để ngăn chặn bệnh tật. 

8-lan-ung-thu-trong-30-nam-che-do-an-giup-nha-khoa-hoc-song-sot

Chân dung giáo sư Jane Plant. Ảnh: Janeplant.com.

Theo Telegraph, Jane cùng người chồng là Peter (một giáo sư địa chất) từng làm việc tại Trung Quốc. Biết tỷ lệ phụ nữ Trung Quốc bị ung thư vú chỉ là một trên 100.000, thấp hơn rất nhiều so phương Tây hồi thập kỷ 90, Jane vô cùng ngạc nhiên. Bà tìm hiểu và phát hiện các bác sĩ Trung Quốc rất ít khi gặp các ca ung thư vú.

Điều khiến Jane bất ngờ hơn cả là những phụ nữ Trung Quốc sống và ăn theo chế độ dinh dưỡng phương Tây ở Singapore và Anh vẫn mắc bệnh. Bà đặt ra câu hỏi: "Tại sao phụ nữ ở Trung Quốc lại ít bị ung thư vú". Vợ chồng nhà khoa học bắt đầu suy nghĩ. Họ nhớ ra rằng các đồng nghiệp bản địa của Peter không uống sữa bò và các vị khách Trung Quốc đã tỏ ra rất khó chịu khi được cặp đôi mời kem cùng các thực phẩm từ sữa.

Không còn gì để mất, Jane quyết định bỏ thói quen ăn sữa chua mỗi ngày. Kèm với đó, bà tuyệt đối tránh xa thịt, chủ yếu hấp thụ các nguồn protein thực vật như đậu nành. Chỉ sau 6 tuần, khối u biến mất. Trong vòng 19 năm tiếp theo, Jane không bị tái phát ung thư dù không hề uống thuốc. 

Năm 2011, nữ giáo sư một lần nữa bị ung thư. Bà lập tức xem lại chế độ ăn uống của mình và nhận ra món bột đậu rán tại căng-tin nơi làm việc vẫn chứa sữa động vật. Ngoài ra, Jane còn ăn gan bê nấu bơ 3 lần mỗi tháng. Người phụ nữ tự hứa phải hỏi kỹ nguyên liệu trước khi gọi món ngoài nhà hàng. Quay lại chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt kết hợp đi bộ và tập thiền, Jane một lần nữa thoát khỏi ung thư.

Công nhận phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, điều trị, xạ trị là vô cùng quan trọng trong điều trị ung thư, Jane tin rằng chế độ ăn không sữa động vật góp phần rất lớn trong việc đẩy lùi ung thư. "Chúng ta vẫn nghĩ rằng sữa tốt cho sức khỏe. Nhưng đã có những bằng chứng cho thấy các yếu tố và hormone tăng trưởng trong sữa liên quan đến nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyền tiền liệt, ung thư tinh hoàn cũng như ung thư buồng trứng", nhà khoa học giải thích. Bà khẳng định tránh xa sữa động vật còn hữu ích đối với bệnh nhân ung thư đại trực tràng, ung thư hạch bạch huyết và ung thư cổ họng. "Sữa bò tốt cho bê chứ không tốt cho con người", Jane kết luận.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, giáo sư Jane khuyến cáo cộng đồng ăn nhiều rau, giảm thịt đỏ cùng muối, đường, chất béo; chăm tập thể dục và tránh bị stress để hạn chế rủi ro ung thư.

Sau gần 30 năm với 8 lần tái phát ung thư, Jane Plant được xác nhận hoàn toàn khỏi bệnh ung thư. Bà ra đi tháng 3/2016 do cục máu đông, nhiều khả năng là tác dụng phụ không lường trước của thuốc điều trị.

Chế độ ăn cắt giảm sữa động vật để tránh ung thư

Giáo sư Jane Plant khuyên bệnh nhân ung thư hoặc người có nguy cơ cao bị ung thư bỏ hoàn toàn các thực phẩm từ sữa động vật như bò, dê, cừu và thực hiện những điều sau: 

- Thay sữa động vật bằng sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa gạo hay sữa đậu nành.

- Thay pho mát bằng đậu phụ.

- Thay kem tươi, pho mát tươi bằng kem dừa hoặc kem đậu nành.

- Thay bơ làm từ sữa động vật bằng bơ làm từ đậu nành, đậu phộng hoặc các loại hạt khác.

- Thay kem bằng kem dừa, kem đậu nành.

- Thay chocolate sữa bằng chocolate đen.

- Thay các loại dầu đã qua tinh chế, xử lý bằng dầu ô liu; sử dụng đường mía; thay bánh mì trắng, mì ý và cơm bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt; tránh xa các chất bảo quản, tạo hương liệu và tạo màu.

- Hạn chế hấp thụ thịt, cá và trứng. Ăn nhiều carbohydrate chưa qua tinh chế, đậu, các loại hạt, rau của quả.

- Thay muối bằng thảo mộc; thay cà phê bằng nước hoa quả tự làm, nước lọc hoặc trà thảo dược.

Minh Nhật

phat-hien-ten-nguoi-co-the-anh-huong-den-tuoi-tho

Ảnh minh họa: Health.

Theo Xin Hua, cái tên đặc biệt có thể giúp con người kéo dài tuổi thọ. Điều này nghe có vẻ như mê tín dị đoan, thế nhưng một nghiên cứu gần đây của Mỹ cho thấy trong một số tình huống, tên của một người thực sự ảnh hưởng đến thời lượng sống của họ.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Michigan phân tích thông tin của 3 triệu người qua đời từ năm 1802 đến 1970. Nhóm phát hiện ra rằng những người đàn ông da đen có tên lạ, ví dụ “Moses” sống thọ hơn ít nhất một năm tuổi so những người đàn ông da đen khác. “Tuổi thọ nhiều hơn dù chỉ một năm cũng là điều đáng chú ý, ngay cả chỉ nhiều hơn 1/3 năm cũng đã là đáng kể”, nhà nghiên cứu Lisa Cook nói.

Cook cho biết phân tích đã loại trừ tác động của yếu tố kinh tế xã hội như nền tảng gia đình, giáo dục, nghề nghiệp và các khía cạnh khác. Nhóm rút ra kết luận về nguyên nhân của mối liên hệ giữa tên và tuổi thọ có thể đến từ văn hóa. Trong một xã hội với bầu không khí tôn giáo mạnh mẽ như nước Mỹ, những người được đặt tên đặc biệt như “Moses” nhận được sự kỳ vọng khá cao trong học tập hoặc các hoạt động khác. Họ cũng có nhiều khả năng xây dựng một mối quan hệ vững chắc với gia đình và bạn bè. Tất cả yếu tố này có thể giúp họ có cuộc sống lành mạnh và kéo dài tuổi thọ hơn so với mặt bằng chung.

Trong khuôn khổ nghiên cứu trên, các nhà khoa học lưu ý rằng tên và tuổi thọ có thể liên quan với nhau song cũng bị chi phối bởi hoàn cảnh văn hóa nhất định của một xã hội tại một thời đại nào đó. Tên gọi cũng ảnh hưởng đến nhiều phương diện, do vậy trước khi đặt tên ''độc, lạ'' cho con, cha mẹ cần suy xét thật thấu đáo. Ví dụ ở Mỹ gần đây, việc đặt một cái tên mà người da đen thích như “La Jisa” thường khiến đứa trẻ bị phân biệt chủng tộc. Ngay cả khi tuyển dụng lao động, người ta nhìn thấy một cái tên hiếm gặp trong ngành nghề của mình thì trong tiềm thức họ sẽ cho rằng người có tên như vậy không phù hợp với nghề nghiệp này.

Thi Trân

rui-ro-khi-phau-thuat-thoat-vi-dia-dem

Ảnh minh họa: Health.

Theo bác sĩ Paul D'Alfonso, Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare, thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp không chỉ với người Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đối với các trường hợp đau nhẹ, thường được điều trị bằng thuốc và các bài tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên nếu vẫn không hiệu quả và cơn đau trở nên dữ dội, phần lớn các bệnh nhân được chỉ định mổ nhằm lấy bỏ toàn bộ phần thoát vị gây chèn ép hoặc thay thế hoàn toàn đĩa đệm mới. Nhiều bệnh nhân không muốn phẫu thuật nhưng đành chấp nhận vì không còn lựa chọn nào khác.

Trong quá trình khám và điều trị các bệnh về cơ xương khớp, bác sĩ Paul từng gặp nhiều người bị thoát vị đĩa đệm phải mổ nhiều lần trong thời gian ngắn mà không cải thiện được tình trạng bệnh. Đây là vấn đề không may thường xảy ra đối với các ca phẫu thuật ở khu vực lưng như thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm… Trong y khoa, vấn đề này gọi là hội chứng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại, tức là các cơn đau vẫn tiếp tục trở lại sau khi mổ do bản chất của các vấn đề gây ra cơn đau chưa được giải quyết triệt để trong quá trình phẫu thuật.

Thực tế, hầu hết bác sĩ phẫu thuật nghĩ rằng nguồn gốc của căn bệnh thoát vị đĩa đệm là do các đĩa đệm có vấn đề. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa lại bắt nguồn từ các cơ bắp xung quanh phần đĩa đệm bị chèn ép và có quá nhiều áp lực, bị bó chặt lại gây áp lực lớn lên các đĩa đệm làm cho chúng không thể chuyển động một cách bình thường, các dây thần kinh cũng bị chèn ép. Sự chèn ép toàn bộ phần lưng dưới bao gồm các cơ, xương và dây thần kinh, đây chính là nguyên nhân gây đau.

Quá trình phẫu thuật chỉ tác động lên một phần nhỏ là các đĩa đệm nên trong nhiều trường hợp không thể xử lý được vấn đề cốt lõi của bệnh. Ngay cả khi các đĩa đệm đã được xử lý vẫn không có được sự chuyển động đúng cách và sự linh hoạt cần thiết khiến tình trạng bệnh đôi lúc còn trở nên nặng nề hơn.

Ở góc độ khác, bác sĩ William Welch, Trưởng khoa Giải phẫu thần kinh, Bệnh viện Pennsylvania, Mỹ cho rằng rất khó xác định nguồn cơn chính xác của các cơn đau. Ngay cả khi chụp MRI cũng có thể dẫn đến sai lệch do những bất thường. Hầu hết trường hợp phẫu thuật thành công cũng rất hiếm khi chữa khỏi 100% tình trạng thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, không phải bác sĩ nào cũng cẩn trọng với quyết định chẩn đoán của mình, sẽ rất nguy hiểm nếu bác sĩ chỉ định mổ khi chưa nhận diện đúng bệnh lý và lạm dụng thái quá các kỹ thuật chẩn đoán. Thực tế đã có nhiều trường hợp mổ thoát vị mang lại hiệu quả điều trị thấp mà gây nhiều biến chứng như liệt người, thậm chí tử vong, nhất là với người có bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc thoái hóa cột sống quá nặng.

Nghiên cứu về cột sống của NBC News cho thấy nhiều trường hợp phẫu thuật thoát vị phản tác dụng khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn hơn trước khi mổ. Các nhà nghiên cứu xem xét dữ liệu từ 1.450 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa đốt sống và thoát vị đĩa đệm đến từ Ohio, Mỹ. Một nửa trong số đó đồng ý mổ và nửa còn lại không chấp nhận phẫu thuật mặc dù họ được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định tương tự nhau.

Theo dõi sau 2 năm ghi nhận chỉ có 26% số bệnh nhân chấp nhận phẫu thuật quay trở lại làm việc, con số này đối với nhóm bệnh nhân không phẫu thuật lên đến 67%. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các bệnh nhân sau điều trị phẫu thuật sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn 41% so với trước kia. Nghiên cứu này khẳng định phẫu thuật thoát vị không hiệu quả với tất cả các trường hợp. Dù sau mổ, bệnh nhân có thể giảm được cơn đau nhưng không bệnh không khỏi triệt để và dễ dàng bị tái phát sau đó.

Bác sĩ Paul cho rằng yếu tố quan trọng nhất của điều trị thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh về thần kinh cột sống nói chung đó là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để đưa ra chiến lược điều trị triệt để tận gốc, trong đó ưu tiên những phương pháp không phẫu thuật, không dùng thuốc và không xâm lấn. Chẳng hạn, khi bệnh nhân bị đau ở chân, nguyên nhân của các cơn đau thường không xuất phát từ chân mà có thể do những chèn ép và mất cân bằng ở phần hông và lưng dưới. Khi cơ bắp xoắn chặt lại và chèn ép lên các dây thần kinh ở đĩa đệm, chân của bệnh nhân sẽ cảm thấy tê hoặc bị đau, khó khăn trong khi di chuyển. Lúc ấy, các bác sĩ thần kinh cột sống sẽ tiến hành nắn chỉnh ở phần hông, tác động đến những khu vực cơ bắp riêng biệt kéo dài từ vùng cột sống đến hông giúp giải phóng các áp lực trên phần cơ bắp. Nhờ đó đem lại sự cân bằng cho hông và lưng của bệnh nhân, đồng thời giúp giảm triệu chứng đau.

Ở Mỹ, nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm yêu cầu điều trị bằng phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống hơn là phẫu thuật. Nguyên lý của việc các nắn chỉnh là khôi phục khả năng tự điều chỉnh và chữa lành của cơ thể. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn và hiệu quả, thời gian hồi phục ngắn, bệnh nhân có thể nhanh chóng trở về cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, các bác sĩ còn hướng dẫn bệnh nhân các bài tập nhằm hỗ trợ kết hợp với quá trình nắn chỉnh nhằm đảo bảo hiệu quả dài lâu. Trong trường hợp cần thiết có thể kết hợp thêm các bài kỹ thuật vật lý trị liệu nhằm giảm áp lực cột sống và thiết bị xung điện, máy ultra-sound, massage nới lỏng và giảm áp lực trên mô cơ. Từ đó giúp khôi phục đĩa đệm về đúng vị trí khỏe mạnh ban đầu và giảm đau nhanh.

no-ro-mon-an-muoi-ot-va-hiem-hoa-doi-voi-suc-khoe

Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên đang khám cho một bệnh nhân gặp vấn đề về tiêu hóa. Ảnh: TT.

Thu cho biết sau một tháng ăn các món với muối ớt liên tục, bắt đầu đau vùng thượng vị, lúc hơi đói lại bị xót bụng, ợ chua, cảm giác buồn nôn. Tình trạng bệnh kéo dài khiến chị mệt mỏi, sụt cân, khám tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược, bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Hoàng Danh Tấn, Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa nhận định với tiền căn viêm loét dạ dày trước đó của chị Thu, việc dùng món ăn từ muối ớt liên tục trong vòng một tháng làm các triệu chứng đau xuất hiện trở lại và nặng thêm. Bác sĩ khuyên người bệnh hạn chế dùng các món từ muối ớt, đồng thời điều trị nội khoa bằng thuốc và sử dụng thêm nghệ sẽ giúp làm lành nhanh các vết loét dạ dày.

Nhiều người cho rằng ăn cay có thể chữa bệnh, giảm cân. Tuy nhiên, theo tiến sĩ, bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Về cơ bản, để đốt cháy và đào thải chất béo ra khỏi cơ thể, cần có chế độ tập luyện phù hợp và hạn chế ăn đồ cay kèm thực phẩm giàu năng lượng, ví dụ: khoai tây chiên...

Bác sĩ Niên khuyến cáo ăn quá nhiều thực phẩm chứa muối và ớt tác động không tốt đến sức khỏe, trong đó có thận là cơ quan chủ yếu giải quyết lượng muối dư thừa trong cơ thể. Khi muối tích lũy nhiều, cơ thể phải giữ nước lại để pha loãng, dẫn đến tăng thể tích dịch quanh tế bào, tăng thể tích máu, tim phải tăng cường độ làm việc, mạch máu chịu áp lực nhiều hơn. Theo thời gian thành mạch chai cứng và gây tăng huyết áp dẫn đến đau tim và đột quỵ.

Nhiều bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối gây tổn thương tim, động mạch, thận có hại cho xương ngay cả khi bệnh nhân chưa bị tăng huyết áp. Ớt có thể làm tổn thương nụ vị giác ở lưỡi, về lâu dài gây mất cảm giác ngon miệng. Dù không gây viêm loét dạ dày nhưng các thành phần trong ớt có thể làm xấu hơn tình trạng viêm loét dạ dày ở người đã có bệnh. Những người bệnh trĩ hoặc viêm đại tràng kích thích cũng nên tránh dùng ớt. Người bệnh đang dùng thuốc chống đông cũng nên tránh dùng ớt vì làm giảm tác dụng của các loại thuốc này.

Sự kết hợp rất đơn giản giữa muối, ớt và các loại trái cây, bánh tráng, bánh mì tạo cảm giác rất ngon miệng dễ gây "ghiền". Bác sĩ Niên giải thích: Mặn là một trong 5 vị cơ bản của cơ quan nhận biết vị giác. Ăn mặn sẽ hình thành thói quen và có xu hướng tăng độ, nghĩa là nếu bạn quen với thức ăn mặn thì cần duy trì mức độ đó mới cảm thấy ngon miệng. Cũng vậy, ăn cay giúp tăng tiết nước bọt, dịch vị, tạo cảm giác ngon miệng, tiêu hoá tốt hơn. Kết hợp muối và ớt trong các loại thức ăn tạo ra cảm giác ngon miệng và dễ dẫn đến ghiền, đồng thời tạo các tín hiệu thần kinh ở não bộ về cảm giác "phụ thuộc".

Một số người có thói quen chấm chút muối ớt hoặc đường với các món ăn như trái cây, bánh mì để ăn ngon miệng hơn, bác sĩ cho rằng có thể xem đây là một cách bổ sung trái cây vào khẩu phần ăn, với điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nên cần thận trọng ở những người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận…

Ngay cả người bình thường cũng chỉ nên ăn muối với lượng vừa phải. Theo khuyến cáo của WHO, lượng muối hàng ngày đối với người lớn là 5 g (một muỗng cà phê gạt), trong đó 2 g từ thực phẩm tự nhiên, 3 g từ gia vị (muối, bột ngọt, bột nêm, nước mắm). Ngoài ra những trường hợp đặc biệt cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, chẳng hạn người có bệnh lý và dùng thuốc gây hạ natri máu hoặc giữ nước, chế độ ăn đặc biệt như suy tim, tăng huyết áp, suy thận...

Mức độ chấp nhận cay tuỳ thuộc vào mỗi người, do đó các biểu hiện triệu chứng khi ăn cay với các cấp độ cũng phụ thuộc vào từng người. Chính vì vậy, người dùng nên dừng ăn khi cảm giác đau do cay quá nhiều, đó là tín hiệu cơ thể không chấp nhận được mức độ cay đó. Người bị viêm loét dạ dày, bệnh trĩ, viêm đại tràng kích thích hoặc đang dùng thuốc kháng đông là những đối tượng nên hạn chế ăn cay. Trẻ em có kích thước khối cơ thể nhỏ hơn người lớn, các thụ thể vị giác cũng nhạy hơn, vì vậy mức độ ăn cay nên thấp hơn người lớn.

Vui chơi là hoạt động quan trọng giúp tối ưu tất cả các lĩnh vực phát triển ở trẻ em bất kỳ lứa tuổi nào. Thông qua chơi đùa trẻ có cơ hội khám phá thế giới xung quanh, học hỏi, kết bạn để hoà nhập, phát triển và lớn lên. Đồ chơi và trò chơi theo từng lứa tuổi cùng với sự khích lệ, hướng dẫn của cha mẹ hay người chăm sóc là nền tảng từ môi trường tạo cho trẻ phát triển tốt nhất.             

Bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang, Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết với trẻ tự kỷ hay chậm phát triển, chậm nói sẽ có khó khăn về tương tác xã hội và giao tiếp. Chẳng hạn trẻ không tự khởi xướng hội thoại trong khi khả năng ngôn ngữ giới hạn sẽ làm bạn bè, thầy cô không nhận biết nhu cầu vui chơi của trẻ. Từ đó cơ hội chơi chung bị hạn chế và cơ hội học hỏi cũng như khám phá thế giới bị cản trở.

Ảnh minh họa: Lê Phương.

Ảnh minh họa: Lê Phương.

Thay vì chơi tương tác và chơi giả vờ với sự bắt chước làm theo lệnh, trẻ tự kỷ chỉ chơi một mình hoặc chơi song song, tức là chơi bên cạnh nhưng không tương tác. Trẻ chơi một cách yên ắng làm cha mẹ yên tâm vì không có cãi nhau, thậm chí đánh nhau như các trẻ cùng lứa tuổi khác nhưng kết quả thì không phát triển đúng mức tuổi thật của trẻ.                   

Theo bác sĩ Trang, trẻ tự kỷ không chỉ cần được đến trường, được học giáo dục đặc biệt mà phụ huynh chính là người thầy đầu tiên của con mình. Phải biết định hướng phát triển đúng cho con. Cần hiểu con đang ở mức phát triển nào của từng lĩnh vực vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc, tương tác xã hội qua hành vi cụ thể như thế nào. Sau đó biết con đang ở giai đoạn giao tiếp nào tự phát, yêu cầu hay giao tiếp sớm và tương tác. 

Từ việc hiểu biết, cần đặt mục tiêu cải thiện giao tiếp của con qua những kỹ năng trước lời nói như chú ý, bắt chước, chú ý liên kết, luân phiên. Quan trọng nhất là biết cách cấu trúc cùng chơi với con để trẻ hợp tác đem đến hiệu quả, khắc phục khó khăn hiện tại. Kỹ năng giao tiếp trước lời nói sẽ được tối ưu nếu trẻ được chơi chung với bạn, có tương tác và kỹ năng chơi sẽ phát triển từ tự phát hay song song sang chơi chức năng và biết giả vờ.

Bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang tập huấn "Làm thế nào để giúp trẻ tự kỷ chơi chung và tương tác xã hội" ngày 24/9 tại Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục hòa nhập, 108 Lý Chính Thắng, quận 3, TP HCM. Đăng ký qua tin nhắn đến số 0913 70 22 35.

Lê Phương            

Ngôi nhà nhỏ nép mình trong khu đất nhà thờ nhiều cây cối xanh mát tại quận 5, TP HCM. Các vật dụng nhỏ gọn, đơn giản với cuộc sống neo đơn của cụ bà 100 tuổi. Đều đặn 4h30, bà Hai dậy đi lễ, thỉnh thoảng tham gia hướng dẫn, tập luyện với hội đoàn ca hát của nhà thờ. Các hoạt động mỗi ngày tiếp nối với việc đọc sách, ghi chép tài liệu, chia sẻ cùng học trò. Những cuốn sách quý về ngành điều dưỡng bằng tiếng Pháp, tiếng Anh vẫn được "Cô Hai vô khuẩn" gìn giữ cẩn thận.

Pha ly nước khoáng chanh đào mời khách, nữ điều dưỡng đầu tiên Việt Nam hiền hậu, từ tốn nhắc chuyện đời mình. May mắn tai mắt vẫn còn tường tận, không đãng trí nên những chuyện xưa bà vẫn hồi tưởng vẹn nguyên.

Sinh năm 1916, học xong chương trình trung học tại quê Mỏ Cày Nam, Bến Tre, bà Hai được bố đưa lên Sài Gòn học Tây y. Thời ấy, Việt Nam chưa có trường điều dưỡng, chỉ có người Pháp mới mở lớp dạy. Tâm niệm "ngành y có thể giúp đời", bố xin cho bà vào học cùng với người Pháp. Lớp có thêm 3 bạn nữ người Việt Nam, họ trở thành bộ tứ nữ điều dưỡng đầu tiên cả nước. Ba năm theo học Trường Hồng thập tự Pháp, năm 1941 bà ra trường và về nước làm việc tại Bệnh viện Lalung Bonnaire, nay là Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau đó bà dạy tại Trường Cán sự Điều dưỡng Sài Gòn. Từ đây nhiều thế hệ học trò của bà lần lượt ra trường, nắm giữ những vị trí chủ chốt tại các bệnh viện lớn của thành phố.

Học trò đến mừng thọ tuổi 100 của điều dưỡng Ngô Thị Hai. Ảnh: T.N

Học trò đến mừng thọ tuổi 100 của điều dưỡng Ngô Thị Hai. Căn nhà nhỏ của bà vẫn luôn là nơi các học trò thường xuyên đến thăm hỏi, trò chuyện. Ảnh: T.H

Năm 1960, với chuyên môn giỏi và ngoại ngữ tốt, bà được chọn đi tu nghiệp tại Canada. Lên phi cơ rời quê hương, hành trang là những bộ áo dài truyền thống mà bà vốn luôn tự hào mặc khi ở đất khách quê người. Chỉ nặng 37kg, các cơ quan xét duyệt an ninh kiểm tra rất kỹ vì thấy bà ốm quá. "Trước đó có người ốm yếu chịu không nổi khí hậu lạnh giá, ho lao rồi chết. Bệnh lao lúc bấy giờ người Đông Dương mắc rất nhiều và khó trị nên người ta sợ", bà Hai nhớ lại. 

Bên cạnh việc học, bà đi sâu tìm hiểu cải thiện chế độ dinh dưỡng của người bản xứ. Sau vài tháng, bà tăng 10 kg và giữ những tiêu chuẩn ăn uống, vận động hợp lý cho đến giờ. Lúc về nước bà cũng truyền lại cho học trò cách chế biến món ăn, hướng dẫn tiết chế dinh dưỡng cho người bệnh, điều vốn rất lạ lẫm thời bấy giờ.

Những tháng ngày miệt mài nơi đất khách, điều quý giá là bà Hai đã học kỹ thuật vô khuẩn rồi về ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam. Khi ấy vấn đề vô khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn chéo... gần như bỏ ngỏ. Quy trình này đòi hỏi tính trung thực, tự giác với đạo đức và lương tâm của nhân viên y tế, không được qua loa cẩu thả, nhất là khi thường làm việc một mình. Nghiêm túc thực hiện và chỉ dạy trong các công đoạn vô khuẩn, bà được các học trò yêu thương gọi bằng biệt danh là "Cô Hai vô khuẩn".

Khắc sâu trong nhiều thế hệ học trò là hình ảnh cô giáo tỉ mỉ, nhẹ nhàng chỉ dạy các động tác tắm, xoay trở, chăm sóc vết thương bệnh nhân, thay drap, vô trùng kỹ lưỡng dụng cụ... Bà cũng thường xuyên đưa học trò đi giao lưu, học hỏi với các tổ chức, y bác sĩ nước ngoài đến Việt Nam.

Đến tuổi về hưu, Y viện Quảng Đông, nay là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chuyển sang Tây y nên bà về huấn luyện các điều dưỡng. Sau ngày đất nước thống nhất, bà tiếp tục làm việc hợp đồng với bệnh viện cho đến khi gần 80 tuổi. 

Không chỉ vững chuyên môn, bà còn được học trò nể trọng về nhân cách. Đảm đương vai trò hướng dẫn ở lĩnh vực ngoại khoa và đạo đức điều dưỡng, bà luôn giữ hình ảnh mực thước trong mắt học trò. Nhiều học trò ban đầu e dè việc tắm rửa bệnh nhân, khi hàng ngày chứng kiến cô giáo tận tụy tắm rửa cho cả những người ăn xin, người bệnh nặng lở loét... đã tự giác làm theo. 

tuoi-100-cua-nu-dieu-duong-dau-tien-viet-nam-1

Bà Hai vẫn vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, ngày ngày đọc sách. Ảnh: Lê Phương.

Điều dưỡng Trịnh Thị Huệ ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết dù đã ra trường nhiều năm, mỗi tuần chị vẫn tranh thủ vài lần tới lui với cô giáo cũ. Những lúc gặp rắc rối hay có mệt mỏi áp lực gì trong công việc, cuộc sống, chính bà Hai là người luôn lắng nghe tâm sự, đưa ra những lời khuyên hợp lý. Cô giáo cũ như người mẹ đáng kính, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời chị. "Lúc nào cô cũng dặn dò mình gặp bệnh nhân, đồng nghiệp phải luôn giữ thái độ niềm nở, lịch sự, không được phân biệt đối xử", chị Huệ chia sẻ.

Làm công việc gần gũi với bệnh nhân, đôi khi sự sống chết của người bệnh hoàn toàn nằm trong tay các điều dưỡng. Chỉ cần điều dưỡng xao nhãng theo dõi dấu hiệu sinh tồn, thay băng, khử khuẩn không đúng cách... đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Với bà Hai, điều tiên quyết của nghề điều dưỡng là tính bác ái, cái tâm yêu thương bệnh nhân. Nghề y không phải như các nghề khác. "Bệnh nhân mắng chửi thì phải nhịn, đánh thì phải chạy chứ không được cãi tay đôi, chuyện phải quấy thì sau đó có ban giám đốc xử lý. Lúc vào viện người ta đau đớn nên khó chịu, mình phải hiểu", bà tâm niệm. 

Thỉnh thoảng, tiếng vĩ cầm từ đôi bàn tay bà Hai vẫn ngân vang những giai điệu tha thiết, dịu dàng, như cái cách mà người phụ nữ không lập gia đình này đã đi hết trọn vẹn một đời cho nghề.

Lê Phương

Chủ nhật, 18/9/2016 | 00:03 GMT+7

Chủ nhật, 18/9/2016 | 00:03 GMT+7

Uống một ly sữa ấm pha mật ong, đừng ăn quá nhiều, tuyệt đối không dùng điện thoại trên giường giúp giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn, theo Bright Side.

').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2ciu2wL"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });

Ca Zika mới nhất được ghi nhận nhiễm virus tại TP HCM là một người Đức khiến ngành y tế thành phố tăng mức độ giám sát và phòng chống bệnh. Đây là bệnh nhân thứ hai được xác định nhiễm virus Zika trong thời gian cư trú tại TP HCM và phát bệnh khi đi du lịch Nhật Bản. Hiện Việt Nam ghi nhận 5 ca Zika, trong đó 2 bệnh nhân nhiễm tại TP HCM, một ở Khánh Hoà, một Phú Yên và một là người Đài Loan mắc virus khi ăn đám cưới ở Trà Vinh. 

Sở Y tế phối hợp Viện Pasteur TP HCM, Trung tâm Y tế tự phòng và các đơn vị liên quan tiến hành các hoạt động phòng chống dịch bệnh do virus Zika. Trong 4 tháng cuối năm, ngành y tế thành phố giám sát ca bệnh theo hệ thống thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm và giám sát virus tại 30 bệnh viện trên địa bàn. Song song đó là hoạt động truyền thông và kiểm soát côn trùng truyền bệnh, phun hóa chất diệt muỗi, diệt loăng quăng, kiểm soát các điểm nguy cơ phát sinh muỗi nhằm hạn chế nguồn sinh sản của muỗi, đặc biệt là phòng tránh muỗi đốt cho thai phụ.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho biết khoảng 20% người nhiễm virus Zika có biểu hiện lâm sàng, hầu hết đều nhẹ và tự qua khỏi. Bệnh nguy hiểm với thai phụ, nếu nhiễm virus trong ba tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến dị tật đầu nhỏ ở thai nhi, tỷ lệ khoảng 10%.

Lãnh đạo ngành y tế khuyến cáo người dân không quá hoang mang nhưng cũng không chủ quan mà cần quan tâm đến sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Người dân nên tăng cường tìm diệt loăng quăng tại nơi sinh sống và nơi làm việc, chủ động phòng chống muỗi đốtSinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây truyền virus Zika qua đường tình dục. 

Phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu nếu có biểu hiện sốt hoặc phát ban và đau khớp, đau mắt đỏ nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và hướng dẫn theo dõi sức khỏe định kỳ, sớm phát hiện nhiễm virus Zika và các dị tật của thai nhi. Người từ vùng dịch về chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, không để bị muỗi chích trong vòng 14 ngày từ ngày trở về, thực hiện tình dục an toàn ít nhất 28 ngày và nên liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn chi tiết.

Lê Phương

Thứ bảy, 17/9/2016 | 15:44 GMT+7

Thứ bảy, 17/9/2016 | 15:44 GMT+7

Những chuyến cấp cứu vào giờ cao điểm ở Hà Nội thường phải chôn chân trong dòng kẹt xe khiến nhiều trường hợp cấp cứu muộn.

Video: VTC

').remove(); } }); Parser.SITE_URL = "http://vnexpress.net"; Parser.URL = "http://ift.tt/2ciu2wL"; Parser.SITE_ID = 1003750; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); //parse video vne old parserOldVideo(); //ads - chi co tren mobile if ( device_env == 1 ) { common.parserAdsFullScreen(); } //resize images common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); });

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, lượng muối tiêu thụ hàng ngày của người Việt chủ yếu từ muối và các gia vị cho vào món ăn trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn (81%). Muối cũng có trong thực phẩm chế biến sẵn (gần 12%) và thực phẩm tự nhiên. Bột canh và nước mắm là hai nguồn chính cung cấp muối hàng ngày. 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, mức tiêu thụ muối trung bình của người trưởng thành mỗi ngày chỉ khoảng 5 g. Tuy nhiên, điều tra mới đây của Bộ Y tế cho thấy, người dân nước ta tiêu thụ đến 9,4 g muối trong một ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo. Nhiều người không biết rằng mình đang ăn quá nhiều muối. 70% trong số gần 4.000 người được hỏi cho biết ăn lượng muối vừa phải, gần 14% cho rằng dùng ít hoặc rất ít, 10% luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối. Tỷ lệ này ở nam giới cao hơn nữ. 

nhan-dien-thuc-an-nhieu-muoi-de-tranh-man

Muối có rất nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn. Ảnh: NHS.

Nhiều người quan niệm muối đơn thuần là muối hạt, muối tinh, bột canh mà không để ý nó có mặt trong gia vị hay thức ăn hàng ngày. Các món ăn truyền thống cũng chứa rất nhiều muối như cà muối, dưa muối, kim chi, cá muối, thịt muối. Muối cũng có nhiều trong đồ ăn vặt như bim bim, bánh mặn, thức ăn sẵn gồm thịt hộp, pho mát, giăm bông, mì tôm, xúc xích ruốc, mắm tép chưng thịt; đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, pizza...

Ăn nhiều muối cộng với chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, uống rượu bia… là yếu tố nguy cơ khiến bệnh không lây nhiễm có xu hướng gia tăng tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. WHO cho rằng tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.

Từng có thời kỳ chịu gánh nặng nghiêm trọng do nhiều người bị đột quỵ não, Nhật Bản đưa ra quyết sách giáo dục người dân giảm ăn mặn. Trước đây, trung bình người dân nước này tiêu thụ đến 14 g muối một ngày, nay còn 9 g. Mục tiêu trong thời gian tới mỗi người ăn 8 g muối một ngày. 

Việt Nam cũng đặt mục tiêu giảm lượng tiêu thụ muối hằng ngày cho một người còn 7 g vào năm 2025. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ nên rèn cho con thói quen ăn nhạt ngay từ nhỏ. Với người có thói quen ăn mặn, bà nội trợ khi nấu ăn nên tuân thủ nguyên tắc giảm muối dần dần, ví dụ khi nêm nếm món ăn thay vì thói quen cho một thìa thì nay chỉ nêm nửa thìa muối.

Mỗi cá nhân và gia đình có thể giảm lượng muối ăn bằng những biện pháp rất đơn giản như:

- Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn.

- Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng. Tối đa không quá một phần năm thìa cà phê muối cho bữa ăn của một người mỗi ngày.

- Hạn chế sử dụng các sản phẩm có lượng muối cao như khoai tây chiên...

Phương Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Sau việc người nhà "chở thi thể bệnh nhân bằng xe máy", Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu Giám đốc Sở Y tế Sơn La xác định rõ trách nhiệm của bệnh viện. Trong báo cáo gửi tới Sở Y tế tỉnh Sơn La ngày 16/9, bác sĩ Lương Văn Tuận, Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Sơn La đã giải trình sự việc. Ông khẳng định: "Trong thời gian nằm viện, bệnh nhân được tiếp đón và điều trị theo đúng quy trình chuyên môn. Các chế độ chính sách của người bệnh được đảm bảo".

Thông tư 43 quy định, bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức thăm hỏi người bệnh và thân nhân để nắm bắt tình hình sức khỏe, hoàn cảnh của bệnh nhân, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội... Tuy nhiên, bác sĩ Lương Văn Tuận chia sẻ: "Việc người nhà chở bệnh nhân bằng xe máy về và tử vong trên đường là rất đáng tiếc nhưng ngoài phạm vi kiểm soát của bệnh viện".

Lãnh đạo bệnh viện đã yêu cầu lãnh đạo khoa Lao - HIV rút kinh nghiệm sự việc, hướng dẫn kỹ, giải thích rõ ràng hơn cho bệnh nhân và người nhà khi điều trị, đặc biệt các trường hợp nặng.

benh-vien-son-la-cho-thi-the-bang-xe-may-nam-ngoai-kiem-soat-cua-vien

Hình ảnh người đàn ông chở thi thể cuốn trong chiếc chiếu lan truyền mạng xã hội, được xác định là anh Lò Văn Muôn chở em gái Lò Thị Phanh mất trên đường xuất viện. 

Hồ sơ bệnh án cho thấy chị Lò Thị Phanh 40 tuổi, người dân tộc Thái tại bản Ít B, xã Mường Sai, huyện Quỳnh Nhai, cấp cứu tại khoa Lao - HIV ngày 29/8 trong tình trạng rất nặng, suy kiệt, khó thở, mệt mỏi, tim và phổi có vấn đề. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy hô hấp do viêm phổi, theo dõi lao phổi. Các xét nghiệm sau đó xác định chị Phanh dương tính với HIV. Hơn một năm trước chồng chị Phanh cũng chết do nhiễm HIV/AIDS. 

Phía bệnh viện cho biết, sau 7 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt hơn. Sáng 12/9 chị Phanh lại trở nặng, khó thở, bác sĩ chỉ định thở bằng máy và truyền dịch, tình trạng sau đó ổn định hơn song chị Phanh và gia đình viết đơn xin về nhà với lý do không có điều kiện chữa trị. Suốt thời gian chị Phanh nằm viện chỉ có người cha 80 tuổi già yếu chăm sóc. Bác sĩ khuyên bệnh nhân ở lại để điều trị song gia đình từ chối và đưa chị Phanh về ngay mà chưa kịp làm thủ tục thanh toán chi phí bệnh viện. 

benh-vien-son-la-cho-thi-the-bang-xe-may-nam-ngoai-kiem-soat-cua-vien-1

Đơn của người anh xin cho em gái xuất viện. Ảnh: L.N.

Theo bác sĩ Tuận, chị Phanh rời viện trong tình trạng tỉnh táo, đi lại được, mạch 84 lần một phút, nhịp thở 25 lần một phút, huyết áp 100/60 mmg. Bệnh viện đã giải quyết cho bệnh nhân xuất viện theo nguyện vọng, áp dụng Điều 12: Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Luật Khám chữa bệnh. 

Ngày 12/9, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một người đàn ông đi xe máy chở thi thể được cuốn trong chiếc chiếu với đôi chân tím tái thò ra ngoài. Người đàn ông này tên Lò Văn Muôn, đang chở thi thể của em gái Lò Thị Phanh tử vong trên đường xuất viện về. Người anh cho biết trên đường về nhà, anh dừng xe để đổ xăng thì em gái khó thở, lịm dần rồi mất. Anh nhờ người dân mua chiếu quấn thi thể em lại rồi đặt lên xe máy tiếp tục chở về.

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Bài viết phổ biến