Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Viêm phế quản cấp có thể gặp ở trẻ em, hay người lớn dù bất kỳ độ tuổi nào. Vậy phác đồ điều trị viêm phế quản cấp như thế nào để mau chóng đánh tan bệnh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau để có cái nhìn rõ nhất về bệnh nhé!


Nguyên nhân viêm phế quản cấp tính

Do siêu vi: là nguyên nhân chính bao gồm: RSV, Haemophilusinfluenza a và b, Parainfluenza virus, Adenovirus, Rhinovirus, Paramyxovirus.
Do vi trùng: Streptococcus pneumonie, Staphylococcusaureus, Haemophilus influenza và mycoplasma pneumonie.
Nhiễm Chlamydia lúc sinh có thể gây viêm khí phế quản cấp và viêm phổi ở trẻ nhỏ vài tuần tuổi.

Điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ em

Ở thể nhẹ, chủ yếu điều trị triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi tại giường, uống đủ nước.
Không cần dùng kháng sinh.
Khi ho khan nhiều, gây mất ngủ có thể dùng các thuốc giảm ho
Bị sốt dùng thuốc giảm đau, hạ sốt.
Ở thể nặng viêm phế quản cấp, nếu ho kéo dài và khạc đờm mủ trên 7 ngày, cơ địa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc có viêm mũi mủ, viêm amiđan, viêm VA, viêm tai giữa phối hợp thì dùng kháng sinh.
Thời gian điều trị kháng sinh 7 - 10 ngày kết hợp với thuốc long đờm có Acetylcystein
Khi có dấu hiệu co thắt phế quản: dùng thuốc giãn phế quản đường phun hít hoặc khí dung.
Lưu ý bất kỳ trường hợp nào dùng thuốc cũng cần tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Đặc biệt lưu ý phòng bệnh cho trẻ bằng cách: Cho trẻ tránh khói thuốc lá, tránh tiếp xúc khói bụi trong nhà, tránh môi trường ô nhiễm.
Giữ ấm vào mùa lạnh.
Trong các trường hợp sau cần phải cho trẻ nhập viện:
Trẻ bị khó thở, co kéo cơ hô hấp phụ, nhịp thở > 25 lần/phút.
Sau điều trị kháng sinh 10 - 15 ngày, bệnh nhân còn ho khạc đàm nhiều.

Điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính ở người lớn

Ở người lớn viêm phế quản cấp đơn thuần có thể tự khỏi không cần điều trị.
Điều trị triệu chứng:
Nghỉ ngơi, bỏ thuốc lá, giữ ấm.
Giảm ho, long đờm: ho khan nhiều, gây mất ngủ có thể cho các thuốc giảm ho. Nếu ho có đờm dùng thuốc long đờm có acetylcystein
Nếu có co thắt phế quản dùng thuốc giãn phế quản cường ở đường phun hít (salbutamol, terbutanyl) hoặc khí dung salbutamol hoặc uống salbutamol
Bảo đảm đủ nước uống, dinh dưỡng.
Không cần dùng kháng sinh cho viêm phế quản cấp đơn thuần ở người bình thường.
Chỉ định dùng kháng sinh khi:
Ho kéo dài trên 7 ngày.
Ho, khạc đờm mủ rõ.
Viêm phế quản cấp ở người có bệnh mạn tính nặngnhư suy tim, ung thư. Chọn kháng sinh tùy thuộc mô hình vi khuẩn và tình hình kháng thuốc tại địa phương.
Có thể dùng kháng sinh như Ampicillin, amoxicillin, Cephalosporin, Cefuroxim, Macrolid
Điều trị bệnh lý ổ nhiễm trùng khác.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

– Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên
Nhẹ: viêm họng đỏ, chảy nước mũi.
Nặng: viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amiđan, viêm tai giữa.
– Triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới
Nhẹ: ho, khàn tiếng, thở khò khè và dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên, nghe phổi có thể có ran ngáy, ran rít.
Nặng: ngoài những triệu chứng trên, khó thở rõ rệt, co kéo lồng ngực, tím, nhịp thở nhanh trên 30 lần/phút. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ vùng đáy phổi.

Chẩn đoán phân biệt

– Viêm phổi: khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ khu trú; chụp X-quang phổi thấy hình đám mờ, trường hợp điển hình thấy đám mờ hình tam giác với đáy quay ra ngoài, đỉnh quay về phía rốn phổi.
– Hen phế quản: có thể có cơ địa dị ứng. Ho, khó thở thành cơn, thường về đêm và khi thay đổi thời tiết, khó thở ra, có tiếng cò cử, sau cơn hen thì hết các triệu chứng. Đáp ứng tốt với liệu pháp corticoid và thuốc giãn phế quản.
– Giãn phế quản bội nhiễm: tiền sử ho khạc đờm kéo dài, có các đợt nhiễm khuẩn tái diễn, nghe phổi ran nổ, ran ẩm 2 bên. Chụp cắt lớp vi tính ngực lớp mỏng 1mm độ phân giải cao giúp chẩn đoán xác định.
– Dị vật đường thở: tiền sử có hội chứng xâm nhập, người bệnh có ho khạc đờm hoặc ho máu, viêm phổi tái diễn nhiều đợt sau chỗ tắc do dị vật. Chụp cắt lớp vi tính ngực, soi phế quản có thể phát hiện dị vật.
– Lao phổi: ho khạc đờm kéo dài, có thể ho máu, sốt nhẹ về chiều. X-quang phổi thấy tổn thương nghi lao (thâm nhiễm, nốt, hang, xơ). Soi, cấy đờm có vi khuẩn lao.
– Ung thư phổi, phế quản: tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm. Lâm sàng có thể ho máu, đau ngực, gầy sút cân, X-quang và/hoặc cắt lớp vi tính ngực có tổn thương dạng đám mờ hoặc xẹp phổi. Nội soi phế quản và sinh thiết giúp chẩn đoán xác định.

– Đợt cấp suy tim sung huyết: tiền sử có bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim…), nghe phổi có ran ẩm, ran rít, ran ngáy. X-quang phổi bóng tim to, phổi ứ huyết. Điện tim có các dấu hiệu chỉ điểm. Siêu âm tim giúp chẩn đoán xác định.

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Suy hô hấp là gì? Suy hô hấp cấp độ 2 có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, và cơ chế của suy hô hấp như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ về căn bệnh suy hô hấp này qua bài viết dưới đây nhé


Suy hô hấp là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu về các cấp độ của bệnh suy hô hấp, trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem bệnh suy hô hấp là gì nhé?
Bệnh suy hô hấp là hiện tượng cơ quan hô hấp đột ngột rơi vào tình trạng không thể hô hấp một cách dễ dàng nói một cách dễ hiểu là không thể thở, thở khó khăn, thở gấp… từ đó khiến cho tình trạng trao đổi khí bị thiếu, người bệnh rơi vào triệu chứng thiếu oxy, sự trao đổi oxy máu bị rối loạn. Bệnh suy hô hấp được chia làm 2 loại đó là suy hô hấp cấp và suy hô hấp mãn tính.
Suy hô hấp cấp là hiện tượng thiếu oxy máu kèm theo hiện tượng ứ khí cacbonic.
Còn suy hô hấp mãn tính  cũng là hiện tượng thiếu oxy máu tuy nhiên kèm theo triệu chứng khác nữa đó là giảm khí cacbonic.

Suy hô hấp độ 2 là gì?

Giai đoạn bệnh này đã tiến triển thêm 1 bậc so với độ 1 mà chúng ta vừa tìm hiểu. Việc chữa trị bệnh suy hô hấp độ 2 dĩ nhiên sẽ khó hơn so với độ 1. Lúc này bệnh nhân sẽ phải chịu đựng các triệu chứng như khó thở thường xuyên hơn, hiện tượng khó thở kéo dài, nhiều khi tím tái ở môi và đầu ngón tay do thiếu oxy.

Cơ chế bệnh suy hô hấp như thế nào?

Với việc phân loại suy hô hấp theo bệnh sinh chúng ta cũng sẽ chia ra 2 trường hợp:
+ Trường hợp thứ nhất là bệnh suy hô hấp do tình trạng giảm oxy trong máu
Đây là hiện tượng khí oxy trong máu giảm một cách đột ngột xuống dưới 60mmHg
+ Trường hợp thứ 2 là bệnh suy hô hấp do tăng CO2 trong máu
Loại bệnh suy hô hấp do tình trạng tăng khí CO2 là tình trạng lượng khí CO2 tăng lên quá mức 500mmHg đồng thời oxy giảm nhưng cũng có nhiều trường hợp CO2 tăng nhưng oxy vẫn bình thường.
Trường hợp thứ 2 này là trường hợp vô cùng nguy hiểm bởi có khả năng cao khiến người bệnh tử vong.

Đối tượng dễ mắc phải suy hô hấp

Nữ giới có nhiều khả năng phát triển bệnh suy hô hấp hơn nam giới. Tình trạng này thường xảy ra ở những người đã bị bệnh hoặc các chấn thương nặng.
Tuy nhiên, bệnh có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng của bệnh suy hô hấp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng suy hô hấp là gì?

Các triệu chứng của suy hô hấp thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau tổn thương hoặc chấn thương.
Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của suy hô hấp bao gồm:
·       Thở nhanh và nặng nhọc
·       Cơ bắp mệt mỏi và suy nhược toàn thân
·       Huyết áp thấp
·       Da hoặc móng tay bị đổi màu
·       Ho khan, không có đờm
·       Sốt
·       Nhức đầu
·       Nhịp tim nhanh
·       Rối loạn tâm thần

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng suy hô hấp xấu đi và ngăn ngừa tình trạng sức khỏe khác, vì vậy bạn hãy trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân của bệnh suy hô hấp là gì?

Nguyên nhân nào gây ra suy hô hấp?

Suy hô hấp chủ yếu là do tổn thương các mạch máu nhỏ trong phổi. Chất lỏng từ các mạch máu này rò rỉ vào túi khí trong phổi. Những túi khí này là nơi máu được oxy hóa. Khi các túi khí này chứa đầy chất lỏng, lượng oxy đi vào máu giảm. Một số vấn đề phổ biến có thể dẫn đến tổn thương phổi bao gồm:
·       Hít các chất độc hại như nước muối, hóa chất, khói và chất nôn
·       Phát triển nhiễm trùng máu nghiêm trọng
·       Phát triển nhiễm trùng phổi nghiêm trọng như viêm phổi
·       Bị chấn thương ngực hoặc đầu, như tai nạn giao thông hoặc thể thao đối kháng
·       Quá liều thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị suy hô hấp?

Suy hô hấp thường là biến chứng của tình trạng khác. Những người có nhiều khả năng bị suy hô hấp bao gồm:
·       Người lớn trên 65 tuổi
·       Hút thuốc lá
·       Bị bệnh phổi mãn tính
·       Có lịch sử nghiện rượu
Bệnh hô hấp có thể là tình trạng nghiêm trọng hơn đối với những người:
·       Bị sốc với chất độc
·       Lớn tuổi
·       Có suy gan

·       Có tiền sử nghiện rượu

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Cách trị ho dứt điểm cho bé như thế nào? Khi thay đổi thời tiết, trẻ thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đặc biệt là tình trạng ho ở trẻ.
Hiện nay, ho ở bé là nhóm bệnh hay bị lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa trị nhiều nhất. Điều này không tốt cho sức khỏe của trẻ và cũng có thể gây ra hiện tượng kháng kháng sinh sau này. 
Sau đây là 1 số cách trị ho dứt điểm cho bé hiệu quả mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ mà không lạm dụng kháng sinh.
Hình ảnh có liên quan

1. Cây xương sông chữa ho 

Lá xương sông không chỉ trị ho và còn chữa khàn tiếng do viêm thanh quản rất hiệu quả.
Dùng một nắm lá xương sông non, một nắm lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn đều với đường. Sau đó hấp cách thủy lấy nước để nguội cho trẻ uống trong ngày.

2. Chữa ho bằng nước vo gạo và rau diếp cá

Rửa sạch, giã nhuyễn một nắm rau diếp cá rồi trộn đều với một bát nước vo gạo. Cho hỗn hợp trên vào nồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Sau đó, lọc lấy nước cho trẻ uống.

3. Quất xanh trị ho 

Quả quất là loại quả có tính ấm có tác dụng làm long đờm, trị ho thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa và hô hấp...
Dùng 2, 3 quả quất xanh, rửa sạch, thái nhỏ để nguyên cả vỏ và hạt. Sau đó cho 3, 4 muỗng đường phèn hoặc mật ong nguyên chất trộn với quất xanh rồi đem hấp cách thủy cho đến khi quất chín, khoảng 30 phút. Chắt lấy nước để nguội cho bé uống trong ngày, mỗi lần khoảng 2-3 muỗng.

4. Cách chữa ho bằng húng chanh

15 - 16 lá húng chanh + 4 - 5 quả quất xanh rửa sạch rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Cho hỗn hợp này cùng một lượng đường phèn vừa đủ rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Lọc lấy nước cho bé uống 1 - 2 lần một ngày cho tới khi hết ho.

5. Lê, đường phèn, xuyên bối

Chọn mua quả lê to còn tươi, vỏ căng mọng. Dùng dao gọt vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi rồi bỏ vào bên trong 2 - 3 cục đường phèn + 5 - 6 hạt xuyên bối ( mua tại các cửa hàng thuốc Đông y). Sau đó, cho quả lê vào hấp cách thủy khoảng 30 phút.
Cho bé ăn ngày 2 lần cho tới khi khỏi hẳn. Cách làm này có thể áp dụng khi bé bị ho, có đờm, viêm phổi.

6. Trị ho bằng củ cải trắng

Củ cải trắng có vị cay ngọt, tính bình có tác dụng tiêu đờm, giúp tiêu hóa tốt, giải độc. 
C1: Khi bé bị ho, khô mũi, đau họng, ho khan, ho có đờm các mẹ có thể áp dụng cách này để chữa trị. Dùng 4, 5 lát củ cải trắng cùng một bát nước cho vào nồi đun sôi, tiếp tục đun thêm trong khoảng 5, 10 phút với lửa nhỏ. Sau đó, chắt lấy nước cho trẻ uống khi còn ấm.
C2: Củ cải trắng và gừng tươi rửa sạch, xay nhuyễn. Cho hỗn hợp này cùng một chút nước lọc, một chút mật ong vào bát sứ rồi hấp cách thủy khoảng 15 phút. Lọc bỏ bã, lấy nước cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2, 3 thìa cà phê.

7. Hoa hồng bạch trị ho

Dùng cánh hoa hồng bạch đã rửa sạch trộn với một lượng đường phèn vừa đủ, thêm một chút nước rồi đem hấp cách thủy. Lọc lấy nước cho trẻ uống 1 thìa/lần, ngày 3 đến 4 lần.

8. Trị ho bằng tỏi

Cách này khá hiệu quả không chỉ với trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể áp dụng. Có thể chế biến theo các cách sau.
Tỏi và mật ong: 2 tép tỏi đã giã nát trộn với 2 thìa cà phê mật ong rồi đem hấp cách thủy. Với cách này, tỏi không cần hấp chín, khi nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống 1/2 thìa cà phê một lần, 1-2 lần/ngày. Nên cho bé uống nước lọc trước khi uống.

Nước tỏi hấp: 2 -3 tép tỏi đã giã nát + 1 viên đường phèn cho vào nửa bát nước đem hấp cách thủy khoảng khoảng 15 phút là được. Lấy nước tỏi còn ấm cho trẻ uống, ngày 2 -3 lần vừa trị ho, cảm lạnh lại tốt cho dạ dày, phổi.

9. Chữa ho bằng lá hẹ

Hấp cách thủy lá hẹ thái nhỏ cùng một ít đường phèn rồi lấy nước cho trẻ uống, 2 - 3 thìa/lần, 2 lần/ngày.

10. Đu đủ chín chữa ho

Đủ đủ chín cây gọt bỏ vỏ, cắt nhỏ, cho thêm 110ml mật ong rồi đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm rất hiệu quả.

11. Trị ho bằng nghệ tươi

Nước nghệ tươi đã lọc bỏ bã cùng khoảng 6g đường phèn rồi hấp cách thủy khoảng 10 phút. Mỗi lần cho trẻ dùng 1/2 thìa cà phê, mỗi ngày uống 3 lần cho đến khi hết ho.
Lưu ý:
Với những bài thuốc dân gian có sử dụng mật ong không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.


Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018


Viêm hang vị dạ dày xung huyết là bệnh dễ mắc phải nhưng lại khó chữa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh này, và tìm ra cách điều trị bệnh triệt để nhé!



Viêm hang vị dạ dày xung huyết là gì?

Viêm hang vị dạ dày xung huyết, là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm giãn nở do ứ máu nhiều. Thường xuất hiện sau khi dùng rượu, bia, hóa chất, thuốc (nhất là các thuốc giảm đau chống viêm không streroid), các chất kích thích như cà phê, ớt...

85% những người mắc bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày là do vi khuẩn HP gây ra. Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn này giải phóng các chất độc gây nên tình trạng viêm, loét, xuất huyết hang vị dạ dày,…

Nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý (ăn uống không đúng giờ, ăn nhiều thức ăn chua cay, béo hoặc ăn thiếu dinh dưỡng...), uống nhiều bia rượu, do dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid, do yếu tố thần kinh căng thẳng, do bệnh lý nội tiết và đặc biệt viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).

Viêm xung huyết hang vị là hiện tượng niêm mạc vùng hang vị dạ dày bị viêm. Các mạch máu ở đây bị giãn nở gây xuất huyết hang vị dạ dày. Bệnh này thường rất dễ mắc phải nhưng lại khó lành nguyên nhân là do hang vị là vị trí giữ thức ăn lâu nhất, dễ bị tổn thương nhất nhưng lại khó tác động để chữa lành.

Những triệu chứng điển hình của viêm xung huyết dạ dày
Bệnh nhân khi bị xung huyết hang vị ngoài tình trạng xuất huyết hang vị dạ dày còn gặp phải các triệu chứng điển hình như: 

Biểu hiện chủ yếu là đau bụng cồn cào, kèm theo ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Để chẩn đoán viêm hang vị xung huyết phải dựa vào hình ảnh trên nội soi, thấy rõ được vùng hang vị đang bị xung huyết.

Nguy cơ biến chứng của viêm hang vị dạ dày xung huyết
Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ biến chứng rất cao. Sau đây là một số biến chứng có thể gặp:

  • Chảy máu dạ dày: Tình trạng này khiến cho bệnh nhân nôn hoặc đi ngoài ra máu. Đây là biến chứng nặng của xuất huyết hang vị dạ dày khi mà máu chảy ra nhiều hơn tại dạ dày. Khi bị biến chứng trên, bệnh nhân cần phải đi cấp cứu kịp thời.
  • Viêm loét dạ dày sâu rộng: Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị triệt để sẽ gây ra viêm loét dạ dày lan sang các vùng khác với mức độ sâu và rộng hơn khiến bệnh càng khó chữa hơn và có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng hơn.
  • Thủng dạ dày: Đây biến chứng nguy hiểm có thể gây ra tử vong. Bệnh nhân bị thủng dạ dày sẽ có biểu hiện đau bụng dữ dội, thường xuyên nôn, cứng bụng,…
  • Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm xung huyết hang vị. Những trường hợp viêm xung huyết hang vị do khuẩn HP thì biến chứng ung thư có nguy cơ xảy ra càng cao hơn bình thường.
Khi phát hiện bệnh, bệnh nhân cần phải có phác đồ chữa trị càng sớm càng tốt thì mới có khả năng chữa trị được triệt để. Do đó, người bệnh nên đi khám và chẩn đoán sớm, tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ để việc điều trị bệnh diễn ra đạt kết quả cao.

Phòng tránh viêm hang vị dạ dày xung huyết như thế nào?
Để phòng tránh xuất huyết hang vị dạ dày, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Ăn những thức ăn giúp giảm tiết dịch vị như: Bánh mỳ, mật ong, trứng, sữa, gạo, đường…Ăn thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu hóa: Rau củ, hoa quả, sữa chua,..Uống nhiều nước, ăn các thực phẩm chín và dễ nuốt
  • Tuyệt đối không uống rượu bia, các chất kích thích và thuốc lá.
  • Để giảm gánh nặng cho dạ dày bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn đúng giờ.
  • Có chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý: Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, tránh thức khuya. Tránh căng thẳng, stress kéo dài. Thường xuyên luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng để giúp tăng cường sức đề kháng.

Tin nổi bật trong tuần

Bài viết phổ biến