Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Chỉ cần nhấn nút SOS trên một thiết bị chuyên dụng được gắn sẵn, tổng đài điều hành của trung tâm cấp cứu đưa xe đến nhanh nhất kể cả huy động xe máy.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Trường Giang, nguyên phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, điểm khác biệt của trung tâm cấp cứu SOS là không cần số điện thoại gọi cấp cứu như các dịch vụ 115 hiện có. Người hoặc đơn vị sử dụng dịch vụ khi có yêu cầu cấp cứu chỉ cần bấm nút SOS sẽ được đáp ứng nhu cầu. 

Khi mua gói dịch vụ cấp cứu, khách hàng sẽ được cung cấp một thiết bị chuyên dụng được thiết kế riêng. Trên thiết bị có gắn sẵn phím nhấn gọi cấp cứu SOS. Do có thiết bị định vị nên khi nhấn nút, tổng đài điều hành sẽ nhận được tín hiệu khẩn, xác định vị trí khách hàng và điều xe cấp cứu gần nhất đến. Khi khách hàng nhấn nút, hệ thống sẽ đồng thời thông tin đến người thân đã được đăng ký từ trước để người này nắm rõ tình hình.

Người sử dụng khi có yêu cầu cấp cứu chỉ cần bấm nút SOS sẽ được đáp ứng. Ảnh: Lê Phương.

Người sử dụng khi có yêu cầu cấp cứu chỉ cần bấm nút SOS trên thiết bị riêng biệt VK-SOS sẽ được đáp ứng. Ảnh: Lê Phương.

"Chẳng hạn trong trường hợp người cần cấp cứu ở một mình, khi bác sĩ đến nơi có thể nhấn nút kích hoạt để theo chỉ dẫn của tiếng chuông báo động, đèn sáng từ thiết bị mà tiếp cận nhanh nhất", bác sĩ Giang phân tích. Các đoàn khách du lịch, các lễ hội, thi đấu thể theo... có nhu cầu dự phòng cấp cứu cũng có thể sử dụng dịch vụ.

Không chỉ huy động ôtô cấp cứu, trung tâm SOS còn có một mạng lưới xe máy cấp cứu một cách cơ động, nhất là trong tình trạng tắt đường hoặc nhà trong hẻm sâu. Môtô được trang bị đầy đủ thiết bị cấp cứu giống ôtô như bình oxy, máy hút đàm, máy điện tim, shock tim, bộ đặt nội khí quản… để thực hiện cấp cứu tại chỗ hiệu quả. Môtô không vận chuyển bệnh nhân.

Không chỉ có xe ô tô cấp cứu, trung tâm SOS còn có một mạng lưới xe mô tô cấp cứu

Không chỉ có xe ô tô cấp cứu, trung tâm SOS còn có một mạng lưới xe mô tô cấp cứu. Ảnh: Lê Phương.

Hiện cả TP HCM có khoảng 200 xe cấp cứu, chủ yếu được dùng để chuyển bệnh nhân giữa các bệnh viện. Theo thống kê của ngành y tế thành phố, mỗi năm có khoảng một triệu lượt người phải vào cấp cứu tại các bệnh viện công lập. Trong đó chỉ dưới 1% được đưa đến bằng phương tiện cấp cứu của ngành y tế nên chưa thể đảm bảo kịp thời và an toàn cho bệnh nhân. Nhiều trường hợp đã tử vong trên đường cấp cứu hoặc bị di chứng suốt đời do vận chuyển không đúng kỹ thuật. Tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm ảnh hưởng rất lớn đến thời gian cấp cứu, cũng như xe không vào được các hẻm nhỏ để chuyển bệnh... đặt ra nhiều khó khăn trong cấp cứu.

Lê Phương

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Bài viết phổ biến