Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Do thở qua miệng trong thời gian dài nên bệnh nhân có tình trạng răng hô, môi dày. Khối xương vùng sống mũi biến dạng, bè ra. Trước đó một năm bệnh nhân được phẫu thuật tại Campuchia nhưng bệnh không khỏi.

Phim chụp CT cho thấy hình ảnh hoá đá trong hốc mũi.

Phim chụp CT cho thấy hình ảnh "hóa đá" trong hốc mũi bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết kết quả nội soi và chụp CT scan phát hiện khối u sợi sinh xương lấp đầy 2 hốc mũi cộng với sẹo dính bít tắc hoàn toàn các đường dẫn lưu xoang. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi dưới hướng dẫn định vị 3 chiều IGS. "Nếu không mổ kịp thời khối u xương xâm lấn vào hốc mắt, sàn sọ, chèn ép các lỗ thông xoang gây u nhầy", bác sĩ Hớn phân tích.

Theo bác sĩ Hớn, đây là trường hợp rất khó vì u sợi hóa xương rất cứng, gần như "đổ bê tông" bít chặt 2 hốc mũi không còn cấu trúc giải phẫu. Phẫu thuật viên phải sử dụng đục và khoan phá xương dần dần suốt 5 giờ để lấy hầu hết khối u. Bác sĩ mở rộng cửa mũi sau của bệnh nhân, mở các lỗ thông tự nhiên của xoang dẫn lưu toàn bộ dịch nhầy ở các xoang. Sau mổ 5 ngày, bệnh nhân được rút bấc, đã thở được bằng mũi và hết nhức đầu. 

Bác sĩ Hớn và kíp mổ thực hiện phẫu thuật nội soi. Ảnh: T.P

Các bác sĩ phải sử dụng đục và khoan phá xương suốt 5 giờ để lấy khối u. Ảnh: T.P

Phó giáo sư Trần Phan Chung Thủy, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết u sợi sinh xương rất hiếm gặp, mỗi năm chỉ có vài ca. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nặng như vậy. Nếu không có hệ thống định vị 3 chiều IGS thì việc phẫu thuật cho bệnh nhân khó mang lại kết quả như mong muốn vì rất dễ làm tổn thương sàn sọ gây chảy dịch não tủy, tổn thương hốc mắt...

Lê Phương

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Bài viết phổ biến