Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

“Ăn kiêng” ngày Tết - Khó khăn không chỉ riêng ai
Ăn uống ngày Tết làm khó người tiểu đường. Hình minh họa
Ăn uống ngày Tết làm khó người tiểu đường. Hình minh họa
Là một người sống lâu năm tại Hà Nội, bà Xuân khá chăm chút cho ngày Tết. Bước sang tuổi 65 và sống cùng các con các cháu, bà vẫn muốn tự mình chuẩn bị cho gia đình những bữa cơm ngon.
Tết đến, cũng là dịp mọi người quây quần nên bữa ăn trong gia đình lúc nào cũng khá thịnh soạn với nhiều món ăn hấp dẫn. Với bà, đó như một niềm hạnh phúc riêng! Vậy nhưng cũng đã có những thời điểm, ngày Tết trở thành gánh nặng và niềm hạnh phúc giản dị ấy cũng không được trọn vẹn khi ông Đức chồng của bà bị mắc bệnh tiểu đường và đã từng phải nhập viện vào mùng 2 Tết do đường huyết tăng quá cao. Nhìn mâm cơm với nhiều món ăn ngon mà bà dành nhiều tâm huyết, tình cảm nhưng ông lại không thể tự do ăn uống được như trước, khiến bà Xuân cảm thấy rất buồn và thương chồng.
Theo các chuyên gia, có một thực tế là số bệnh nhân tiểu đường nhập viện sau mỗi dịp Tết Nguyên đán luôn tăng so với trong năm và có không ít trường hợp bệnh nhân ở trong trạng thái hôn mê nguy kịch do đường máu tăng cao hoặc hạ đường huyết quá mức. Hơn thế, cứ sau Tết là người tiểu đường thấy các triệu chứng như đi tiểu nhiều, khát nước, gầy sút càng biểu hiện rõ ràng hơn do chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học trong những ngày này.
Bí quyết dinh dưỡng không lo tăng đường huyết
Làm sao để người tiểu đường không bị tăng đường huyết? Hình minh họa
Làm sao để người tiểu đường không bị tăng đường huyết? Hình minh họa
Giống với gia đình bà Xuân, bác Năm ở Thanh Hóa cũng từng trong hoàn cảnh tương tự khi chồng mình bị mắc tiểu đường. Thương ông, bác lặn lội tìm hiểu từ sách báo, bạn bè và nhờ cả tư vấn của bác sỹ, bà mới bớt lo và vui trở lại bởi chồng vẫn có thể ăn những món mình nấu nhưng với liều lượng hợp lý, an toàn cho sức khoẻ.
Cụ thể, một số món ăn truyền thống trong ngày Tết như xôi, bánh chưng có chứa nhiều tinh bột chỉ nên ăn 1 phần 8 chiếc bánh chưng, hoặc non nửa bát xôi (lượng tinh bột tương đương với khi ăn 1 lưng bát cơm tẻ). Và dù đã ăn tinh bột với lượng ít nhưng nhất thiết phải ăn nhiều rau xanh bởi nó có tác dụng giúp cho tinh bột trong bữa ăn hấp thu chậm hơn. Cũng cần lưu ý kiểm tra đường huyết thường xuyên, ăn uống đúng giờ, luyện tập nhẹ nhàng và không quên dùng thuốc theo chỉ định.
Thêm vào đó, người bệnh có thể dùng Dây thìa canh, một loại thảo dược quý giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Nhờ hoạt chất GS4 có trong Dây thìa canh, đặc biệt là Dây thìa canh chuẩn hóa (do có hàm lượng GS4 cao gấp 2,4 lần so với Dây thìa canh thông thường). Khi vào cơ thể, GS4 sẽ tác động vào cả 4 quá trình: Làm giảm quá trình hấp thu đường (Glucose) ở ruột; tăng sản xuất và hoạt tính insulin; tăng men sử dụng đường ở mô, cơ đồng thời tăng bài tiết cholesterol qua đường phân, giảm cholesterol và triglycerid trong máu, hạ LDL-c, giảm lipid trong máu và trong gan.
Tác dụng của Dây thìa canh với bệnh tiểu đường
Tác dụng của Dây thìa canh với bệnh tiểu đường
Việc sử dụng Dây thìa canh chuẩn hóa hàng ngày sẽ giúp cho người bệnh tiểu đường hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý sử dụng Dây thìa canh đúng giờ, trước bữa ăn 30 phút để đạt được hiệu quả tối đa trong việc giảm hấp thu đường ở ruột và tăng men sử dụng đường, giúp cho người bệnh có thể an tâm hơn bên những bữa tiệc Tết sum vầy.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Bài viết phổ biến