Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

bao-lau-nen-lay-voi-rang-mot-lan

Ảnh: News.

Bác sĩ Dương Anh Tuấn công tác tại Phòng nha Tâm Đức, TP HCM, cho biết vôi răng còn gọi là cao răng được hình thành từ mảng bám đã cứng lại. Thành phần chủ yếu của vôi là các chất khoáng, vi khuẩn, thức ăn bám quanh răng. Vôi thường tập trung nhiều quanh chân răng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Thời gian đầu mới hình thành, vôi răng rất mềm. Trải qua một thời gian lắng đọng của canxi và vi khuẩn, vôi trở nên cứng chắc và bám chặt vào chân răng dẫn tới viêm mô quanh răng, nha chu, tiêu xương, tuột nướu, rụng răng...

Để hạn chế tác hại của vôi răng, bác sĩ Tuấn khuyên mọi người nên thường xuyên đánh răng để lấy hết mảng bám và ngăn ngừa vôi xuất hiện. Khi thấy vôi bắt đầu hình thành quanh chân răng với đặc điểm là những mảng bám sẫm màu không trơn láng như cấu trúc răng bình thường, cần đến các cơ sở nha khoa để lấy sạch vôi.

Trên thực tế nhiều người lo ngại lấy vôi răng sẽ làm tổn hại men răng. Bác sĩ Tuấn khẳng định việc làm sạch vôi răng định kỳ đúng chỉ định không ảnh hưởng gì đến men răng. Trước kia các nha sĩ thường lấy vôi răng bằng dụng cụ cầm tay nên có nhiều hạn chế như không thể lấy hết vôi và dễ làm tổn thương nướu. Hiện nay nhiều cơ sở nha khoa đã áp dụng công nghệ lấy vôi răng bằng sóng siêu âm làm bể mảng vôi và được đưa ra ngoài dễ dàng.

Sử dụng sóng siêu âm giúp lấy vôi răng triệt để ở những vị trí sâu dưới nướu răng mà không tác động trực tiếp vào men răng, nhờ đó hạn chế được những thương tổn về răng và bệnh viêm nha chu. Sau khi lấy sạch vôi, bác sĩ sẽ đánh bóng lại bằng những dụng cụ thích hợp nhằm làm sạch những mảng vôi còn sót lại đồng thời làm bóng bề mặt răng, ngăn vôi bám trở lại.

Bác sĩ Tuấn khuyên tốt nhất nên lấy vôi răng định kỳ 6 tháng một lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng và phòng bệnh nha chu. Đây là việc rất cần thiết đối với mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt bệnh nhân bị suy thận, tiểu đường càng cần làm sạch vôi thường xuyên để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh nha chu. 

Related Posts:

  • Bé trai 2 tuổi bị máy xay nghiến nát bàn tay Sau tai nạn chiều 11/10, bé được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chuyển xuống Bệnh viện Việt Đức rồi đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Bệnh nhi nhập viện, toàn bộ vùng bàn tay trái bị dập nát, lộ xương ở cẳng tay.… Read More
  • Ung thư vú, phát hiện sớm 90% chữa khỏi bệnhUng thư hiện nay trở này nỗi ám ảnh của nhiều người, cứ nghe đến ung thư là nghĩ đến chết. Tuy nhiên, thực tế ung thư vú là một trong ít các bệnh ung thư có thể phát hiện sớm dễ dàng và đơn giản, kết quả điều trị tốt.  T… Read More
  • Thiếu nữ 16 tuổi nặng hơn 100 kg thắt đai dạ dày để giảm béoVốn tròn trĩnh từ bé, song 3-4 năm gần đây Vân tăng vọt lên hơn 100 kg. Tự ti, mặc cảm vì thân hình quá khổ, cô gái cố gắng tập thể dục, nhịn ăn, uống thuốc giảm cân nhưng cân nặng vẫn không giảm. Đi lại khó khăn, điều khiến … Read More
  • 10 năm chống chọi bệnh tật của nhà vua Thái LanSức khỏe của người đứng đầu một quốc gia luôn là vấn đề được quan tâm, nhất là khi họ được dân chúng yêu quý đến mức tôn thờ như Quốc vương Bhumibol Adulyadej. Hoàng gia thường xuyên giấu kín tình trạng của đức vua … Read More
  • Cô gái đi xe máy bị mảnh kim loại văng cắm ngựcSáng 12/10, người phụ nữ này đang đi xe máy đến ngã ba Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt (Hà Nội) bất ngờ bị dị vật kim loại bắn vào vùng ngực trái. Người dân đã đưa nạn nhân vào Bệnh viện E cấp cứu. Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Việ… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Bài viết phổ biến