Viêm phế quản cấp có thể gặp ở trẻ em, hay người lớn dù bất kỳ độ
tuổi nào. Vậy phác đồ điều trị viêm phế quản cấp như thế nào để mau chóng đánh
tan bệnh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau để có cái nhìn rõ nhất
về bệnh nhé!
Nguyên nhân viêm phế quản cấp tính
Do siêu vi: là nguyên nhân chính bao gồm: RSV, Haemophilusinfluenza
a và b, Parainfluenza virus, Adenovirus, Rhinovirus, Paramyxovirus.
Do vi trùng: Streptococcus pneumonie, Staphylococcusaureus,
Haemophilus influenza và mycoplasma pneumonie.
Nhiễm Chlamydia lúc sinh có thể gây viêm khí phế quản cấp và viêm
phổi ở trẻ nhỏ vài tuần tuổi.
Điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ em
Ở thể nhẹ, chủ yếu điều trị triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi tại giường,
uống đủ nước.
Không cần dùng kháng sinh.
Khi ho khan nhiều, gây mất ngủ có thể dùng các thuốc giảm ho
Bị sốt dùng thuốc giảm đau, hạ sốt.
Ở thể nặng viêm phế quản cấp, nếu ho kéo dài và
khạc đờm mủ trên 7 ngày, cơ địa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc có viêm mũi
mủ, viêm amiđan, viêm VA, viêm tai giữa phối hợp thì dùng kháng sinh.
Thời gian điều trị kháng sinh 7 - 10 ngày kết hợp với thuốc long
đờm có Acetylcystein
Khi có dấu hiệu co thắt phế quản: dùng thuốc giãn phế quản đường
phun hít hoặc khí dung.
Lưu ý bất kỳ trường hợp nào dùng thuốc cũng cần tư vấn từ bác sĩ
chuyên khoa.
Đặc biệt lưu ý phòng bệnh cho trẻ bằng cách: Cho trẻ tránh khói
thuốc lá, tránh tiếp xúc khói bụi trong nhà, tránh môi trường ô nhiễm.
Giữ ấm vào mùa lạnh.
Trong các trường hợp sau cần phải cho trẻ nhập viện:
Trẻ bị khó thở, co kéo cơ hô hấp phụ, nhịp thở > 25 lần/phút.
Sau điều trị kháng sinh 10 - 15 ngày, bệnh nhân còn ho khạc đàm
nhiều.
Điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính ở người lớn
Ở người lớn viêm phế quản cấp đơn thuần có thể tự khỏi không cần
điều trị.
Điều trị triệu chứng:
Nghỉ ngơi, bỏ thuốc lá, giữ ấm.
Giảm ho, long đờm: ho khan nhiều, gây mất ngủ có thể cho các
thuốc giảm ho. Nếu ho có đờm dùng thuốc long đờm có acetylcystein
Nếu có co thắt phế quản dùng thuốc giãn phế quản cường ở đường
phun hít (salbutamol, terbutanyl) hoặc khí dung salbutamol hoặc uống salbutamol
Bảo đảm đủ nước uống, dinh dưỡng.
Không cần dùng kháng sinh cho viêm phế quản cấp đơn thuần ở
người bình thường.
Chỉ định dùng kháng sinh khi:
Ho
kéo dài trên 7 ngày.
Ho,
khạc đờm mủ rõ.
Viêm
phế quản cấp ở người có bệnh mạn tính nặngnhư suy tim, ung thư. Chọn kháng sinh
tùy thuộc mô hình vi khuẩn và tình hình kháng thuốc tại địa phương.
Có thể dùng kháng sinh như Ampicillin, amoxicillin,
Cephalosporin, Cefuroxim, Macrolid
Điều trị bệnh lý ổ nhiễm trùng khác.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định
– Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên
Nhẹ: viêm họng đỏ, chảy nước mũi.
Nặng: viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amiđan, viêm tai
giữa.
– Triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới
Nhẹ: ho, khàn tiếng, thở khò khè và dấu hiệu của viêm
đường hô hấp trên, nghe phổi có thể có ran ngáy, ran rít.
Nặng: ngoài những triệu chứng trên, khó thở rõ rệt, co
kéo lồng ngực, tím, nhịp thở nhanh trên 30 lần/phút. Nghe phổi có ran rít, ran
ngáy, ran ẩm, ran nổ vùng đáy phổi.
Chẩn đoán phân biệt
– Viêm phổi: khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ khu trú; chụp
X-quang phổi thấy hình đám mờ, trường hợp điển hình thấy đám mờ hình tam giác
với đáy quay ra ngoài, đỉnh quay về phía rốn phổi.
– Hen phế quản: có thể có cơ địa dị ứng. Ho, khó thở
thành cơn, thường về đêm và khi thay đổi thời tiết, khó thở ra, có tiếng cò cử,
sau cơn hen thì hết các triệu chứng. Đáp ứng tốt với liệu pháp corticoid và
thuốc giãn phế quản.
– Giãn phế quản bội nhiễm: tiền sử ho khạc đờm kéo dài,
có các đợt nhiễm khuẩn tái diễn, nghe phổi ran nổ, ran ẩm 2 bên. Chụp cắt lớp
vi tính ngực lớp mỏng 1mm độ phân giải cao giúp chẩn đoán xác định.
– Dị vật đường thở: tiền sử có hội chứng xâm nhập, người
bệnh có ho khạc đờm hoặc ho máu, viêm phổi tái diễn nhiều đợt sau chỗ tắc do dị
vật. Chụp cắt lớp vi tính ngực, soi phế quản có thể phát hiện dị vật.
– Lao phổi: ho khạc đờm kéo dài, có thể ho máu, sốt nhẹ
về chiều. X-quang phổi thấy tổn thương nghi lao (thâm nhiễm, nốt, hang, xơ).
Soi, cấy đờm có vi khuẩn lao.
– Ung thư phổi, phế quản: tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào
nhiều năm. Lâm sàng có thể ho máu, đau ngực, gầy sút cân, X-quang và/hoặc cắt
lớp vi tính ngực có tổn thương dạng đám mờ hoặc xẹp phổi. Nội soi phế quản và
sinh thiết giúp chẩn đoán xác định.
– Đợt cấp suy tim sung huyết: tiền sử có bệnh tim mạch
(tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim…), nghe phổi có ran
ẩm, ran rít, ran ngáy. X-quang phổi bóng tim to, phổi ứ huyết. Điện tim có các
dấu hiệu chỉ điểm. Siêu âm tim giúp chẩn đoán xác định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét