Suy hô hấp là gì? Suy hô hấp cấp độ 2 có nguy
hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, và cơ chế của suy hô hấp như thế nào? Hãy
cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ về căn bệnh suy hô hấp này qua bài viết dưới đây nhé
Suy hô hấp là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu về các cấp
độ của bệnh suy hô hấp, trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem bệnh suy hô hấp là
gì nhé?
Bệnh suy hô hấp là hiện tượng
cơ quan hô hấp đột ngột rơi vào tình trạng không thể hô hấp một cách dễ dàng
nói một cách dễ hiểu là không thể thở, thở khó khăn, thở gấp… từ đó khiến cho
tình trạng trao đổi khí bị thiếu, người bệnh rơi vào triệu chứng thiếu oxy, sự
trao đổi oxy máu bị rối loạn. Bệnh suy hô hấp được chia làm 2 loại đó là suy hô
hấp cấp và suy hô hấp mãn tính.
Suy hô hấp cấp là hiện tượng thiếu oxy máu kèm theo hiện tượng ứ
khí cacbonic.
Còn suy hô hấp mãn tính cũng là hiện tượng thiếu oxy máu tuy
nhiên kèm theo triệu chứng khác nữa đó là giảm khí cacbonic.
Suy hô hấp độ 2 là gì?
Giai đoạn bệnh này đã tiến triển thêm 1 bậc so với độ 1 mà
chúng ta vừa tìm hiểu. Việc chữa trị bệnh suy hô hấp độ 2 dĩ nhiên sẽ khó hơn
so với độ 1. Lúc này bệnh nhân sẽ phải chịu đựng các triệu chứng như khó thở
thường xuyên hơn, hiện tượng khó thở kéo dài, nhiều khi tím tái ở môi và đầu
ngón tay do thiếu oxy.
Cơ chế bệnh suy hô hấp như thế nào?
Với việc phân loại suy hô hấp theo bệnh sinh chúng ta cũng sẽ chia
ra 2 trường hợp:
+ Trường hợp thứ nhất là bệnh suy hô hấp do tình trạng giảm oxy
trong máu
Đây là hiện tượng khí oxy trong máu giảm một cách đột ngột xuống
dưới 60mmHg
+ Trường hợp thứ 2 là bệnh suy hô hấp do tăng CO2 trong máu
Loại bệnh suy hô hấp do tình trạng tăng khí CO2 là tình trạng
lượng khí CO2 tăng lên quá mức 500mmHg đồng thời oxy giảm nhưng cũng có nhiều
trường hợp CO2 tăng nhưng oxy vẫn bình thường.
Trường hợp thứ 2 này là trường hợp vô cùng nguy hiểm bởi có khả
năng cao khiến người bệnh tử vong.
Đối tượng dễ mắc phải suy hô hấp
Nữ giới có nhiều khả năng phát triển bệnh suy
hô hấp hơn nam giới. Tình trạng này thường xảy ra ở những người đã bị bệnh hoặc
các chấn thương nặng.
Tuy nhiên, bệnh có thể được quản lý bằng cách
giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng của bệnh suy hô hấp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng suy hô hấp là gì?
Các triệu chứng của suy hô hấp thường xuất hiện
từ 1-3 ngày sau tổn thương hoặc chấn thương.
Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của suy
hô hấp bao gồm:
· Thở
nhanh và nặng nhọc
· Cơ
bắp mệt mỏi và suy nhược toàn thân
· Huyết
áp thấp
· Da
hoặc móng tay bị đổi màu
· Ho
khan, không có đờm
· Sốt
· Nhức
đầu
· Nhịp
tim nhanh
· Rối
loạn tâm thần
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình
trạng suy hô hấp xấu đi và ngăn ngừa tình trạng sức khỏe khác, vì vậy bạn hãy
trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu
trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa
mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án
thích hợp nhất.
Nguyên nhân của bệnh suy hô hấp
là gì?
Nguyên nhân nào gây ra suy hô hấp?
Suy hô hấp chủ yếu là do tổn thương các mạch
máu nhỏ trong phổi. Chất lỏng từ các mạch máu này rò rỉ vào túi khí trong phổi.
Những túi khí này là nơi máu được oxy hóa. Khi các túi khí này chứa đầy chất
lỏng, lượng oxy đi vào máu giảm. Một số vấn đề phổ biến có thể dẫn đến tổn
thương phổi bao gồm:
· Hít
các chất độc hại như nước muối, hóa chất, khói và chất nôn
· Phát
triển nhiễm trùng máu nghiêm trọng
· Phát
triển nhiễm trùng phổi nghiêm trọng như viêm phổi
· Bị
chấn thương ngực hoặc đầu, như tai nạn giao thông hoặc thể thao đối kháng
· Quá
liều thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị suy hô hấp?
Suy hô hấp thường là biến chứng của tình trạng
khác. Những người có nhiều khả năng bị suy hô hấp bao gồm:
· Người
lớn trên 65 tuổi
· Hút
thuốc lá
· Bị
bệnh phổi mãn tính
· Có
lịch sử nghiện rượu
Bệnh hô hấp có thể là tình trạng nghiêm trọng
hơn đối với những người:
· Bị
sốc với chất độc
· Lớn
tuổi
· Có
suy gan
· Có
tiền sử nghiện rượu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét