Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, để lại vi khuẩn mang gen kháng thuốc nên dễ khiến cơ thể bị tấn công.

Y học hiện đại sẽ lạc lối nếu không có thuốc kháng sinh. Trước khi penicillin được khám phá vào năm 1928, một vết cắt nhỏ cũng đủ để khiến người ta tử vong. Nếu kháng sinh không được phát triển, chúng ta sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy cách phẫu thuật như ngày nay.

Trên thực tế, kháng sinh là công cụ vô giá chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn song cũng mang đến những hậu quả sức khỏe. Trends in Molecular Medicine chỉ ra 3 lý do con người cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh.

Thuốc kháng sinh khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng

Vi sinh vật của con người bao gồm các vi khuẩn đường ruột có lợi giúp ổn định hệ thống miễn dịch. Chúng ức chế xâm nhập của vi khuẩn có hại và báo hiệu cho cơ thể kịp thời phản ứng. Tuy nhiên, kháng sinh lại làm giảm số lượng các vi khuẩn có lợi, dẫn đến nhiều vấn đề lâu dài như làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng, hội chứng chuyển hóa và hạn chế hiệu quả các liệu pháp dược. 

Đối với trẻ nhỏ, thuốc làm mất đi những vi khuẩn có lợi trong giai đoạn phát triển quan trọng của hệ miễn dịch nên em bé dễ bị hen suyễn hoặc rối loạn cân nặng kéo dài đến tuổi trưởng thành.

vi-sao-khong-nen-lam-dung-thuoc-khang-sinh

Các loại kháng sinh như amoxicillin tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong ruột. Ảnh: Public Domain.

Kháng sinh dẫn đến hiện tượng kháng thuốc

"Siêu khuẩn" hay vi khuẩn kháng kháng sinh đang là mối nguy đe dọa sức khỏe con người. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ, mỗi năm trên toàn thế giới có ít nhất 2 triệu người bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh, trong đó 23.000 người chết. Nếu siêu khuẩn tiếp tục phát triển với tốc độ hiện nay, đến năm 2050, con số tử vong vì những căn bệnh vốn có thể chữa được sẽ tăng lên 10 triệu.

Điều mỉa mai là ở chỗ chính kháng sinh dẫn đến sự gia tăng siêu khuẩn. Thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn không chứa gen kháng thuốc, chỉ để lại những vi khuẩn chứa gen kháng thuốc, cho phép chúng nhân lên nhanh chóng rồi chuyển gen kháng thuốc sang các nhóm vi khuẩn khác. Cuối cùng, quá trình này tạo ra siêu khuẩn có khả năng kháng nhiều thuốc.

Đặc biệt, con người càng lớn tuổi và càng tiếp xúc với thuốc kháng sinh thì càng mang nhiều gen kháng thuốc. Dựa trên quan điểm này, các nhà khoa học khuyến nghị đội ngũ y tế tránh kê thuốc kháng sinh không cần thiết để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn kháng kháng sinh.

Thuốc kháng sinh không phải biện pháp duy nhất để xử lý nhiễm trùng

Ngày nay, nhiều phương pháp mới đang được phát triển nhằm thay thế hoặc bổ sung cho liệu pháp kháng sinh, chọn lọc mục tiêu tiêu diệt mà không gây xáo trộn hệ sinh vật và/hoặc tái tạo những vi khuẩn có lợi.

Bên cạnh đó, phương pháp thúc đẩy sản xuất tế bào miễn dịch của các nhân tố kháng khuẩn tỏ ra đầy hứa hẹn sau khi chứng minh khả năng bảo vệ chuột khỏi bị nhiễm trùng. Ngoài ra, có thể sử dụng loại protein được sản xuất bởi vi khuẩn có lợi để tiêu diệt mầm bệnh, chỉnh sửa gen vào việc cắt các gen kháng kháng sinh khỏi vi khuẩn.

Tất cả biện pháp trên đều đang được nghiên cứu và hy vọng cung cấp giải pháp mới nhằm hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh.

Minh Nguyên

Related Posts:

  • Mệt mỏi liên quan đến 8 căn bệnh thầm lặngDưới đây là 8 bệnh nguy hiểm liên quan đến mệt mỏi mãn tính, bạn không nên bỏ qua, theo Davidwolfe, Suy giáp Tuyến giáp nằm trên mặt trước của cổ, có chức năng tạo ra hormone kiểm soát cơ thể sử dụng năng lượng. Khi tuyến giá… Read More
  • Chiều nay tư vấn trực tuyến lợi ích của thực phẩm organicĐộc giả gửi câu hỏi tại đây Khái niệm thực phẩm organic (hữu cơ) xuất hiện trên thế giới từ những năm 1990 và dần thu hút sự quan tâm của mọi người nhờ những lợi ích rõ rệt cho sức khỏe. Điểm chung của thực phẩm organic là kh… Read More
  • Vì sao có người ăn nhiều vẫn thấy đói Ảnh minh họa: Health. Theo Health Sina, một số người sau khi ăn no vẫn cảm thấy đói, nghi ngờ do quá trình trao đổi chất cơ bản của cơ thể tăng lên. Trao đổi chất cơ bản nghĩa là khi con người không làm gì, cơ… Read More
  • Cậu bé mất toàn bộ ký ức do viên đạn găm trong đầuTheo CEN, Bayar bị một kẻ chưa xác định danh tính bắn trúng đầu trong giờ nghỉ trưa tại chỗ làm thêm. Cậu thiếu niên may mắn thoát chết. Tuy nhiên, các bác sĩ quyết định không gắp viên đạn ra sau khi cân nhắc rủi ro. "Họ… Read More
  • Gắp viên bi khỏi vùng kín bé gái 9 tuổiCác bác sĩ khoa Ngoại Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã gắp dị vật khỏi vùng kín bệnh nhi. Nếu không lấy ra kịp thời, dị vật có thể gây viêm nhiễm kéo dài. Bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trường hợp bé gái nhét bút chì sáp, kẹp tó… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Bài viết phổ biến